• Liên hệ mua hàng
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Hệ thống đại lý

Cảm biến áp suất lốp theo xe Nissan X trail – iCar i11

ICAR Việt Nam
14/05/2018
Hình ảnh chi tiết bài viết ICAR.VN

Cảm biến áp suất lốp theo xe Nissan X trail – iCar i11

Cảm biến áp suất lốp theo xe Nissan X trail - iCar i11

Cảm biến áp suất lốp iCar i11 giao tiếp với xe ô tô qua cổng ODB II là loại cảm biến thế hệ mới nhất hiện nay, cho phép lắp đặt vào các xe có tính năng cảm biến áp suất lốp trên màn hình công tơ mét. Hầu hết các xe Hyundai, KIA, NISSAN,.. thế hệ mới hiện nay đều hỗ trợ loại cảm biến này.

Cảm biến áp suất lốp theo xe Nissan KIA và Hyundai

Việc Lắp đặt qua giao tiếp ODB-II khiến cho chiếc cảm biến như không tồn tại về mặt vật lý, chiếc xe như nguyên bản, điều này không giống như các cảm biến phải gắn bộ hiển thị trung tâm lên TAPLO Thông tin cơ bản

  • Mã hiệu: i11
  • Tên sản phẩm: Cảm biến áp suất lốp iCar i11 lắp cho các xe có hỗ trợ cảm biến áp suất lốp qua giao tiếp ODB II
  • Hiển thị: Trên màn hình của xe (màn hình LCD hiển thị các thông số của xe) các thông tin về áp suất, nhiệt độ, tình trạng lốp (thủng săm)…
  • Thời gian hoạt động của pin: 5 năm
  • Đồng bộ lốp: trên cục thu ODB II có sẵn một nút bấm cho việc đồng bộ và đảo lốp
  • Cảm biến: 4 cảm biến gắn trong lốp
  • Pin: Panasonic nhật bản
  • Kết nối: Kết nối với xe qua cổng ODB II
  • ứng dụng: Trên mọi xe ô tô có hỗ trợ
  • Nhiệt độ làm việc: -20ºC-80ºC
  • Áp suất làm việc: 0-8Bar (116Psi)
  • Sai số đo áp suất: ±0.1Bar(1.5Psi)
  • Sai số đo nhiệt độ: ±3ºC
  • Công suất: <10dbm
  • Tần số: 433.92 MHZ
  • Kích thước: 20mm*17mm (Đường kính x Độ cao)
  • Trọng lượng cảm biến: 10 g
Cảm biến áp suất lốp i11 gắn cổng ODB II

1. Giới thiệu chung về hệ thống cảnh báo áp suất lốp (TPMS)

[IMG]

Hình 1. Màn hình hiển thị của bộ cảm biến áp suất lốp iCar TN500

Hệ thống cảnh báo áp suất lốp (TPMS) – viết tắt của chữ “tire-pressure monitoring system” là một hệ thống điện tử được thiết kế để giám sát áp suất bên trong lốp xe. TPMS thông báo theo thời gian thực thông tin áp suất và thông báo cho lái xe bằng âm thanh, hình ảnh trên màn hình hoặc đơn giản chỉ là một đèn tín hiệu báo áp suất bất thường.

[IMG]

Hình 2. Các thành phần chính của một bộ cảnh báo áp suất lốp iCar TN405

Hệ thống TPMS được chia thành 2 loại là trực tiếp (dTPMS – sử dụng các cảm biến gắn trong lốp xe, đo chính xác các giá trị) và gián tiếp (iTPMS – không sử dụng cảm biến mà đo tốc độ quay của bánh xe sau đó so với các tham số khác như tốc độ di chuyển thực tế… để suy ra lốp lon hơi hay quá căng, các giá trị này chỉ tương đối, không đo chính xác như phương án dùng cảm biến).

TPMS có thể được sản xuất kèm theo xe hoặc có thể lắp thêm. Trong đó tất cả các loại TPMS đang bán ngoài thị trường đều là loại trực tiếp. Mục đích của TPMS là để phòng tránh tai nạn giao thông (tránh được hầu hết các trường hợp nổ lốp do đi trời nóng, áp suất quá cao mà không biết hoặc hỏng lốp tai nạn do bị găm đinh, hơi xẹp dần trong quá trình chạy xe mà không biết), tiết kiệm nhiên liệu và tăng độ bền của lốp xe.

Tại một số nước trên thế giới (Liên Minh Châu Âu) việc trang bị hệ thống TPMS trên xe là bắt buộc kể từ tháng 11/2014 hoặc ở Mỹ, bắt đầu từ năm 2018 toàn bộ xe xuất xưởng bắt buộc phải trang bị hệ thống cảnh báo áp suất lốp như một tiêu chuẩn của xe. Ở trong nước Việt Nam, hệ thống TPMS này mới chỉ được các lái xe quan tâm một vài năm trở lại đây. Mặc dù pháp luật chưa bắt buộc nhưng hiện nay nó đã được các lái xe sử dụng khá phổ biến nhờ sự sự quan tâm ngày càng tăng về vấn đề an toàn, tuy nhiên hầu hết người dùng thường tìm đến các gara lắp đặt theo tư vấn của họ sau đó sử dụng mà ít quan tâm đến việc tìm hiểu lựa chọn một sản phẩm thế nào là phù hợp (giá thành hợp lý, chi phí đầu tư thấp, giá trị sử dụng cao) nhất với các thiết bị đang có của mình.

Như vậy, mặc dù hệ thống giám sát cảnh báo nhiệt độ và áp suất lốp xe cho ô tô có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho phép giám sát theo thời gian thực các sự cố về lốp để lái xe chủ động tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc mà có nguyên nhân do nổ lốp, thủng lốp khi đang chạy trên đường nhưng không phải lái xe nào cũng từng biết đến hệ thống này.

Ở trong nước, một số dòng xe sang đã tích hợp sẵn hệ thống cảm biến này khi xuất xưởng, các dòng xe phổ thông hầu hết đều bị cắt bỏ để giảm giá thành. Qua bài viết này chúng tôi tổng hợp một số kinh nghiệm từ việc lựa chọn loại thiết bị giám sát cảnh báo áp suất lốp phù hợp, cách cài đặt và sử dụng một trong số chúng.

2. Hướng dẫn lựa chọn hệ thống cảnh báo áp suất lốp phù hợp nhất

Hệ thống cảnh báo kiểu gián tiếp iTPMS (không dùng cảm biến) chủ yếu được sản xuất cố định theo xe. Một vài hãng có các mẫu xe tích hợp hệ thống này như VW, Volvo, Opel, Ford, Mazda, PSA, FIAT và Renault. Đây là hệ thống đòi hỏi phải có những kết cấu cứng theo xe từ khi chế tạo do vậy người dùng không thể lắp thêm hệ thống này.

Hệ thống giám sát, cảnh báo áp suất lốp được chúng tôi viết ở đây chính là hệ thống cảnh báo trực tiếp (dTPMS). Cấu tạo của hệ thống này gồm có tối thiểu 2 bộ phận sau:

(1) – Các cảm biến:

Cảm biến có thể gắn trong lốp xe hoặc gắn bên ngoài van. Thường thì mỗi lốp sẽ gắn một cảm biến tại vị trí van và chúng thường thay thế cho van của xe. Một vài loại không thay thế van là loại chụp lắp vào đầu van, tuy nhiên ở Việt Nam nếu lắp loại chụp ngoài van thì sẽ bị vặt trộm trong tích tắc, do vậy 99,99% mọi người đều dùng loại thay cho van và cảm biến nằm trong lốp, ưu điểm của loại lắp trong lốp là rất bền bỉ do không chịu tác động trực tiếp của môi trường.

[IMG]

Hình 3. Các cảm biến áp suất gắn lên van bên ngoài lốp

[IMG]

Hình 4. Các cảm biến loại gắn bên trong lốp và thay thế cho van

(2) – Bộ thu và xử lý tín hiệu từ các cảm biến

Bộ thu và xử lý tín hiệu để cảnh báo âm thanh và hiển thị được đặt trong xe, có nhiều loại bộ thu tín hiệu như:

– Loại có màn hình hiển thị và hệ thống báo bằng âm thanh tích hợp:

Bộ thu kiểu này hoạt động độc lập, không cần các thiết bị phụ trợ khác nên nó phù hợp với tất cả các loại xe không có màn hình dvd. Điển hình loại này có thể kể đến như TN400, TN402, hay phổ biến nhất là iCar TN405…

– Loại phát ra tín hiệu qua Bluetooth để hiển thị trên đầu android, điện thoại và máy tính bảng:

Đối với loại này bộ thu sẽ nhân tín hiệu từ các cảm biến sau đó phát ra tín hiệu Bluetooth. Bản thân cục phát Bluetooth cũng phát ra âm thanh cảnh báo, ngoài ra âm thanh cũng phát trên loa của xe. Ưu điểm của loại này là tương tác trực tiếp trên màn hình dvd (chỉ đầu android) hoặc trên điện thoại một cách dễ dàng, có giao diện tiếng việt, cảnh báo tiếng việt (chỉ phiên bản được cung cấp bởi iCar Việt Nam mới có hỗ trợ tiếng Việt) và dễ dàng đặt ngưỡng cảnh báo theo ý thích.

Bộ thu có thể nhận các cảm biến mới – điều này rất hữu ích nếu một cảm biến bị hỏng thì người dùng chỉ cần mua 1 chiếc về thay và cho bộ thu học lại để kết nối – không phải mua cả bộ như nhiều loại TPMS khác. Dưới đây là hình ảnh thiết bị TPMS TN500 đại diện cho loại này. Kết nối không dây gọn nhẹ. Nhược điểm là người dùng phải mất thêm một công để cài phần mềm trên thiết bị của mình và khi kết nối thì chiếm dụng cổng bluetooth của đầu dvd do vậy muốn vừa kết nối điện thoại để gọi rảnh tay vừa dùng được TPMS thì phải dùng đầu dvd có 2 hệ thống bluetooth, ví dụ đầu android Ownice. Thiết bị này rất phù hợp cho các xe đã lắp đầu dvd android.

[IMG]

Hình 6. Trọn bộ cảm biến áp suất lốp kết nối Bluetooth iCar TPMS TN500

– Loại kết nối qua cổng USB:

Bộ thu nhận các tín hiệu từ các cảm biến sau đó chuyển ra tín hiệu trên đường truyền giao tiếp USB, từ đây cắm vào các đầu Android hoặc điện thoại, máy tính bảng có cổng USB. Ưu và nhược của loại này tương tự loại bluetooh kể trên ngoài ra nó còn có ưu điểm là không chiếm dụng cổng Bluetooth của đầu, nhưng nhược điểm là chiếm dụng 1 cổng usb. Tuy nhiên điều này không vấn đề lắm vì các đầu android hiện nay đều có khá nhiều cổng usb, thậm chí các đầu có một cổng USB vẫn có thể dùng bộ chia cổng USB để sử dụng (USB HUB). Điển hình loại TPMS này có thể kể đến như TPMS TN600, iCar TPMS TN602 như hình dưới

[IMG]

Hình 7. Trọn bộ cảnh báo áp suất lốp iCar TN600 và TN602

Phần mềm giao diện Tiếng Việt, giọng nói cảnh báo Tiếng Việt 100%

Phần mềm trên đầu dvd có khả năng tùy biến cao và cài đặt được nhiều tính năng khác nhau cũng như ngưỡng cảnh báo áp suất và nhiệt độ kích hoạt cảnh báo. Thiết bị này rất phù hợp cho các xe đã lắp đầu dvd android.

– Loại có đường xuất cổng VIDEO RCA:

Thiết bị này phù hợp với các xe có đầu dvd chạy hệ điều hành wince (phần lớn các đầu dvd theo xe hiện nay chạy wince). Ưu điểm là không cần thay màn hình, nhược điểm là không điều khiển trực tiếp trên màn hình được như các loại dùng cho đầu android kể trên. Màn hình DVD chỉ như màn hình Tivi để xem thông tin và nghe cảnh báo. Điển hình loại này xem hình dưới

[IMG]

Hình 8. Trọn bộ hệ thống cảnh báo áp suất lốp gắn vào đầu Windows CE

– Hệ thống cảnh báo áp suất lốp kết nối cổng ODB-II, hiển thị trưc tiếp lên màn hình ODO của xe:

Đây là loại hệ thống cảnh báo áp suất lốp cao cấp nhất hiện nay, toàn bộ thông tin áp suất, nhiệt độ, âm thanh cảnh báo đi lên màn hình ODO của xe như hệ thống cảnh bảo áp suất lốp của chính hãng khi xuất xưởng. Hiện nay có thể lắp cho hầu hết các xe KIA (Optima) và Hyundai (Santafe, Tucson, Accent) đời mới.

[IMG]

HÌnh 9. Hệ thống cảnh báo áp suất lốp theo xe iCar i12, iCar i11 và iCar i16 . [block id=’san-pham-cam-bien-ap-suat-lop’]

5/5 - (20 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Vui lòng cho biết bạn mong muốn cải thiện điều gì

    Cảm ơn bạn đã dành thời gian đánh giá
    Chia sẻ bài viết
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam

      Hotline ICAR