• Liên hệ mua hàng
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Hệ thống đại lý

Phần 5. Bộ nén (Compressor) và bộ giới hạn (Limiters)

Ngọc Icar
09/01/2019
Hình ảnh chi tiết bài viết ICAR.VN

Mục đích cơ bản của compressor và/hay limiter là hỗ trợ việc giữ mức tín hiệu trong một giải năng động, khả thi, dù cho để nghe hay đáp ứng những giới hạn của hệ thống. Loại mạch này thật sự làm giảm số lượng tăng vượt quá một mức tín hiệu nhất định theo tỷ lệ tương ứng, hay còn gọi là ngưỡng (threshold).

Compressor là gì?

Đây là các hiệu ứng giúp giảm bớt sự khác biệt về âm lượng của âm thanh, giữa các tín hiệu âm thanh lớn nhất và các tín hiệu âm thanh nhỏ nhất. Nhờ đó, am thanh loa phát ra sẽ đều đặn và mượt mà hơn.

Lợi ích khi sử dụng compressor âm thanh, bộ giới hạn

Khi chỉnh compressor trên vang số sẽ có tác dụng sau:

Giúp âm lượng nghe ổn định, to hơn, hiện đại hơn, bóng bảy hơn

Compressor xử lý hiệu ứng compression làm giảm sự khác biệt về âm lượng giữa tín hiệu âm thanh đi ra từ dàn âm thanh. Nhờ đó âm lượng trung bình được ổn định và đẩy cao giúp nghe to hơn, hiện đại và bóng bẩy hơn.

Khi  Compressor xử lý, âm thanh của nhạc cụ, giọng hát nghe rõ ràng hưn, không còn hiện tượng nốt thì vừa, nốt thì nhỏ quá hoặc to quá

Âm thanh nghe tự nhiên và có sức sống hơn

Nếu bạn có kiến thức về âm nhạc, đam mê công nghệ, khi sử dụng compressor một cách hợp lý, nghệ thuật thì bạn có thể khiến cho bản âm thanh nghe tự nhiên và có sức sống hơn.

Có thể thay đổi chất âm mà không sợ bị méo tiếng

Với Compressor bạn có thể thay đổi chất âm cho những tín hiệu âm thanh của dàn một cách nhẹ nhàng mà không sợ bị méo tiếng bởi đa số các compressor đều có chất âm đặc trưng.

Với kỹ thuật chỉnh compressor tác động vào âm thanh ít hay nhiều sẽ làm cho âm thanh đi qua có dấu ấn và mức độ khác nhau.

Chức năng của kỹ thuật compressor/limiter

Về cơ bản, chức năng của compressor và limiter đều như nhau:

  • Giảm độ lợi (gain reduction). Một mạch gain reduction giảm số lượng tăng thêm trên ngưỡng đã thiết lập với một tỷ lệ nhất định (xem hình 1). Hầu hết thiết kế compressor/limiter hiện tại cho phép gia giảm hay chuyển đổi tỷ lệ gain reduction.
  • Bảo đảm mức độ tín hiệu không vượt quá mức độ gần đúng nào đó, hay giảm bớt mức độ nghiêm trọng khi mức độ đó tăng vượt quá ngưỡng đã thiết lập trước.

Sự khác biệt giữa compressor và limiter:  Số lượng gain reduction khẳng định vượt quá ngưỡng, thí dụ như mức độ nghiêm trọng của những đỉnh đã đưa vào mức độ tín hiệu. Chức năng hạn chế còn gọi là leveling và peak limiting.

Đặc điểm compressor – limiter, gain reduction.

Đồ thị ở (A) là gain reduction tỷ lệ 04:01, 08:01 và 20:01. Tỷ lệ 2:01 – 4:01 là điển hình cho vocal và nhạc cụ. Những tỷ lệ 08:01 và cao hơn sẽ xếp dưới theo thể loại hạn chế (limiting) đẻ bảo vệ thiết bị loa và/hay loại bỏ cliping cho amplifier. Trong khi trò chuyện bình thường trong lĩnh vực này, đôi khi dùng thuật ngữ limiter để mô tả một thiết bị hoàn thành cả hai loại compression và limiting như mô tả ở đây. (B) sử dụng hai giai đoạn compress mềm trong series này là một trong nhiều phương pháp làm giảm mức độ dao động rộng một cách tinh vi, trong khi vẫn giữ nắp đỉnh (cap) mức độ tín hiệu mạnh hơn, ở mức cao nhất của nó.

Limiter vô cùng hữu ích cho việc bảo vệ hệ thống, tránh thiệt hại cho ampli công suất và/hay loa, hay tránh bị distortion bởi sự quá tải những bộ phận khác của hệ thống như power amplifier. Limiter để bảo vệ hệ thống có thể được đặt trước crossover, và thiết lập crossover để khi có limiter tham gia, gain hệ thống sẽ không sinh ra output nào không an toàn cho ampli hay loa. Cách bảo vệ loa tốt nhất trong một hệ thống bằng crossover điện tử là hạn chế riêng mỗi output của crossover. Ở đây, mỗi limiter nên thiết lập theo cách riêng trước khi đạt tới giới hạn công suất của thiết bị amplifier hay loa.

Để giảm sự nghe khó chịu của dynamic peak hay để giữ cho tín hiệu vocal hay nhạc cụ nằm trong giải năng động tương đối hạn chế, thường sử dụng cài đặt tỷ lệ low-gain giảm thấp đi một phần. Như đã đề cập, tỷ lệ gain reduction trong hầu hết thiết bị, đều có thể điều chỉnh được. Bằng cách thay đổi setting ratio (tỷ lệ), người vận hành có thể điều chỉnh, để thử nghiệm (taste), một lượng đề kháng với mức tăng trên ngưỡng đang thiết lập. Thông thường tỷ lệ compress 2:01 – 4:01 là đủ cho mục đích này, mặc dù vài ứng dụng có thể cần tỷ lệ cao hơn.

Sử dụng compress ở tỷ lệ cao quá mức có thể gây ra sự không tự nhiên và thường gây khó chịu gọi là breathing hay pumping. Điều này là do compressor/limiter tham gia tương đối nhanh và thoát ra triệt để, đặc biệt khi sử dụng trên toàn bộ một chương trình đã trộn (mixed program). Compress quá mức vào một chương trình đã trộn cũng có thể làm cho một thành phần của mix, như giọng nói, đè lên trên những thành phần khác của mix. Một bất lợi của việc dùng quá nhiều compress là có thể dễ xảy ra feedback hơn sau khi tín hiệu chấm dứt và thiết bị mang gain đó trở lại bình thường. Có thể tránh được điều này bằng cách chọn ngưỡng (threshold) đủ cao để đạt được lượng không bị nén (uncompressed) có thể đáp ứng nhu cho của ứng dụng.

Các thông số cần lưu ý khi điều chỉnh Compressor

Để chỉnh được Compressor bạn phải hiểu được các nút điều chỉnh, chức năng của từng nút để có thể thực hiện thao tác điều khiển được dễ dàng.

Sau đây là ý nghĩa các thông số điều chỉnh của Compressor

Threshold

Compressor cho phép bạn đưa một ngưỡng tín hiệu âm thanh cụ thể. Nếu bất kỳ tín hiệu đầu vào nào vượt quá ngưỡng quy định này thì Compressor sẽ triệt tiêu và đưa tín hiệu về mức người dùng cho phép. Nếu âm thanh ở mức thấp hơn thì sẽ dễ dàng đi qua để mang đến chất lượng âm thanh tốt nhất cho người nghe.

Threshold là một trong hai chức năng quan trọng nhất của Compressor. Nếu như bạn đặt cần điều chỉnh Threshold ở mức 0dB (mức nhỏ nhất) thì nghĩa là Threshold bị vô hiệu hóa, không tác động cũng như không nén gì cho tín hiệu âm thanh đầu ra.

Compression Ratio (tỷ lệ nén)

Compression Ratio quy định mức độ can thiệp của Compressor lên cường độ tín hiệu âm thanh, nếu cường độ tín hiệu vượt quá mức cho phép của Threshold.

Nói một cách đơn giản nếu Compression Ratio  càng cao thì cường độ tín hiệu âm thanh của Compressor càng giảm.

Attack

Attack là thông số thể hiện thời gian Compressor tác động vào tín hiệu âm thanh. Thông số này ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhạy, độ chính xác của Compressor trong việc bắt và xử lý tín hiệu audio một cách chính xác và kịp thời.

Khi Attack dài, Compressor sẽ có đủ thời gian thực hiện biến chuyển toàn bộ tín hiệu âm thanh gốc sau khi vượt qua ngưỡng Threshold thành dạng tín hiệu nén.

Như vậy, Attack càng dài thì âm thanh sẽ mượt mà hơn, tự nhiên hơn.

Release Phase

Release là thông số thể hiện thời gian mà Compressor cần chuyển đổi tín hiệu từ dạng nén hoàn toàn sang dạng nguyên bản (ngược lại Attack).

Khi hoạt động Release Phase sẽ giữ nguyên chu trình hoạt động của mình nếu nhận thấy âm thanh gốc vẫn đang thỏa mãn tiêu chí của Threshold. Compressor chỉ bắt đầu chu trình tiếp theo khi mà Release hoàn thiện.

Nếu bạn biết sử dụng Release dài hợp lý thì Compressor sẽ phát huy khả năng trong các bản mix, đem tới nhiều hiệu ứng, trải nghiệm thú vị.

Gain

Gain (Make-up Gain/Output Gain), đây là công cụ cho phép bạn điều chỉnh lại cường độ âm thanh sau khi được xử lý bởi Compressor. Khi Compressor can thiệp vào quá trình xử lý âm thanh, một phần của lượng cường độ âm thanh đã bị lấy mất. Khi đó Gain có tá

Phương pháp điều chỉnh thiết lập ngưỡng cơ bản

Có hai phương pháp điều chỉnh thiết lập ngưỡng cơ bản. Một thiết kế sử dụng bởi vài hãng sản xuất là trang bị threshold level, có variable gain control ở phần input. Việc kiểm soát được input cho phép người vận hành đưa mức độ tín hiệu đến ngưỡng thiết lập đã cung cấp. Một núm điều khiển mức độ output cho phép điều chỉnh mức tín hiệu thoát khỏi thiết bị. Phương pháp khác trang bị mức ngưỡng thay đổi được, cho phép người vận hành đưa ngưỡng trở lại mức độ tín hiệu input. Phương pháp thứ hai sản xuất hơi mắc tiền hơn, nhưng có khuynh hướng sử dụng dễ hơn.

Hãng sản xuất cũng thường trang bị nút thay đổi (hay bật) (variable or switchable) thiết lập attack time và release time (hay attack và release rate). Về cơ bản, sử dụng attack time và release time nhanh (fast) để bảo vệ loa và nhạc cụ gõ như trống. Attack time và release time quá nhanh, mặc dù, có thể xén bớt đỉnh của tần số xuống thấp hơn thật sự, nhưng thường gây ra dạng distortion khó chịu, vì vậy phải quyết định mức độ nào đó để tìm sự cân bằng giữa hiệu ứng limit và cliping. May thay, phần lớn hãng sản xuất hiện nay thiết kế thiết bị của họ theo cách như vậy để loại trừ loại distort này, bất kể dùng thiết lập nào.

Đối với compress cho vocal và âm thanh nhạc cụ khác, thường thích hợp nhất là attack và release time vừa phải. Quyết định tốt là cần phải luyện tập thêm nhiều hơn nữa. Nói chung, release time chậm có khuynh hướng quan trọng nhất, nó làm cho chương trình năng động (dynamic program) mượt mà hơn nói chung và giúp tránh tác dụng pumping. Release time quá chậm, mặc dù có thể là nguyên nhân làm thiết bị nấn ná lại quá lâu trước khi nó thoát ra hoàn toàn. Điều này có thể còn có tác dụng tiếp tục giảm mức độ vừa phải theo sau sự đột biến cường độ mạnh. Attack time quá chậm thì không thể tham gia vào tín hiệu nhanh, đủ để có hiệu quả hoàn toàn, và có thể nghe âm thanh không được tự nhiên một chút.

Vài hãng sản xuất trang bị tính năng chuyển đổi dần dần vào trong giải gain reduction. Tính năng này tiếp thị lần đầu tiên bởi DBX, Inc như over-easy compression, tránh được sự khởi đầu compress đột ngột, đặc biệt hữu ích khi sử dụng compress hay tỷ lệ limiting khá cao.

Hầu hết hãng sản xuất trang bị jack insert bổ sung để giúp cho điều khiển loop (vòng lập). Những jack này cho truy cập vào những mạch dò nào có tham gia compressor/limiter (trong vài trường hợp cái này có thể là jack cấu hình TRS). Tính năng này, trong số nhiều khả năng khác, cho phép insert một EQ outboard, dùng để thay đổi giải tần số nào đạt đến mức ngưỡng đầu tiên. Thí dụ, nếu hạn chế tần số cao không đủ xảy ra trong một ứng dụng nhất định, có thể nâng mạnh những slider EQ phía trên cao của EQ loop control đề ra lệnh limiter đáp ứng lại ngay đến mức cao dễ hơn.

Mạch De-Esser được thiết kế với loop control nội bộ, thường có một bandpass filter, chỉ cho các tần số cực cao tham gia mạch gain reduction, độc lập với các tần số low, low-mid và high-mid. Mục đích của loại này là cho phép tăng một số tần số cao để tăng tiếng zip hay sizzle cho vocal (hay nhạc cụ), mà trong âm thanh mix không hiện diện năng lượng gốc của tần số cao đó, đặc biệt với những âm thanh S.

Lưu ý compressor/limite

Compressor/limiter lý tưởng sẽ hoạt động khá độc lập đối với mỗi tần số trong chương trình. Trên thực tế, bộ VCA (bộ kiểm soát khuếch đại điện áp Voltage-Controled-Amplifier, trong thiết kế mạch kiểm soát) ảnh hưởng đến giải tần số khác những giải đạt ngưỡng. Vì vậy, lấy thí dụ, một tín hiệu vocal đẩy lên trên ngưỡng có thể dậm vào hay đè xuống phần còn lại của mix, có lẽ bao gồm cả thí dụ vài tần số thấp của bộ trống và guitar bass. Điều này chỉ những ưu điểm của việc sử dụng compressor/limiter riêng biệt làm thiết bị chính khi làm âm nhạc.

Compressor/limiter multi-band cung cấp cách tách những hoạt động của compress trên khía cạnh khác khi mix âm nhạc. Loại thiết bị này chia nhỏ âm phổ thành nhiều đoạn không giống như crossover và cho phép nó có limiter riêng. Thiết bị này sau đó tổng hợp những band riêng biệt thành một full-range output.

Compressor

Thiết bị xử lý Compressor với kết cấu vững chắc, hoạt động hết sức rõ ràng, âm thanh tuyệt vời giúp bạn kiểm soát năng động nhiều hơn. Là một trong những nhãn hàng đi đầu trong thiết kế máy nén và âm kỹ thuật, chúng tôi luôn tìm cách cải tiến các sản phẩm của mình giúp tạo ra một âm thanh chuyên nghiệp hơn.

Cho dù bạn là cao thủ trong ngành âm thanh hay chỉ vừa bước vào lĩnh vực ma thuật này, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy compressor phù hợp với yêu cầu của mình.

Các nội dung khác có thể bạn quan tâm:

======================================================================================

Phần 1. Âm thanh kỹ thuật số là gì?

09/14/2018 bởi icar.vn admin

Phần 2. Sự Khác Biệt Giữa Công Nghệ Âm Thanh Kỹ Thuật Số (Digital) Và Âm Thanh Tương Tự (Analog)

09/14/2018 bởi icar.vn admin

Phần 3. Tác dụng bộ nén âm thanh (Compressor) trong xử lý âm thanh kỹ thuật số (DSP)

09/14/2018 bởi icar.vn admin

Phần 4. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng bộ xử lý âm thanh kỹ thuật số (DSP) đầu android C500+ ô tô

09/17/2018 bởi icar.vn admin

Phần 5. Bộ nén (Compressor) và bộ giới hạn (Limiters)

09/19/2018 bởi icar.vn admin

Phần 6: Bộ xử lý tín hiệu số (DSP)

09/14/2018 bởi icar.vn admin

Phần 7: Tần số âm thanh và bộ lọc tần số

13/02/2019 bởi icar.vn admin

Phần 8: Hướng dẫn căn chỉnh bộ xử lý DSP trên đầu DVD Android Ownice C800

13/02/2019 bởi icar.vn admin

======================================================================================

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Vui lòng cho biết bạn mong muốn cải thiện điều gì

    Cảm ơn bạn đã dành thời gian đánh giá
    Chia sẻ bài viết
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam

      Hotline ICAR