• Liên hệ mua hàng
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Hệ thống đại lý

Phần 3. Tác dụng bộ nén âm thanh (Compressor) trong xử lý âm thanh kỹ thuật số (DSP)

Ngọc Icar
07/01/2019
Hình ảnh chi tiết bài viết ICAR.VN

Compressor và cách sử dụng compressor

Compressor ( Bộ nén âm thanh) là một cái tên khá xa lạ với nhiều người bởi nó là một thiết bị âm thanh không được phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu xem nó là thiết bị như thế nào, có tác dụng gì và có cần thiết phải sử dụng trong dàn âm thanh hay không nhé!

Compressor là gì?

Trước khi nói đến compressor, chúng ta cần nhắc đến compression. Đây là hiệu ứng âm thanh giúp giảm bớt sự biến động về âm lượng của tín hiệu âm thanh. Thiết bị chính xử lý tín hiệu này là Compressor (Bộ nén) và Limiter (Bộ giới hạn). Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết này, iCar Việt Nam sẽ chỉ chia sẻ những thông tin về compressor bởi nếu hiểu được nguyên lý hoạt động của compressor thì Limiter sẽ không khiến bạn phải khó khăn trong việc sử dụng.

Lại nói về compression, khi làm giảm bớt sự khác biệt về âm lượng của âm thanh giữa các tín hiệu âm thanh lớn nhất và nhỏ nhất, nó khiến cho âm thanh loa phát ra đều đặn và mượt mà hơn. Nghĩa là khi có các tín hiệu âm thanh đầu vào như một giọng hát (vocal), một loại nhạc cụ (keyboard, guitar…) thì chắc chắn âm thanh sẽ có lúc to, lúc nhỏ khác nhau theo mỗi giai đoạn của bản nhạc, hiệu ứng compression này sẽ giúp giảm bớt sự biến động về âm lượng của âm thanh, cho bản nhạc nghe được hài hòa hơn. Và compressor là thiết bị đóng vai trò xử lý hiệu ứng compression này.

Nói cách khác, compressor sẽ thiết lập một mức âm lượng trung bình cho tín hiệu âm thanh đi được phát ra từ bộ dàn của bạn. Nhờ vậy mà âm thanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn, không quá to và không quá nhỏ. Không những thế, trong một số trường hợp, compressor còn có thể giúp giọng hát trở nên hay hơn, có sức sống hơn hoặc thay đổi bản mix trở nên hay hơn.

Có cần thiết phải dùng compressor hay không?

Có rất nhiều lý do để chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng compressor nhưng việc sử dụng nó như thế nào lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và tay nghề của bạn. Nhưng nếu như bạn vẫn còn đang phân vân về việc có nên dùng hay không thì dưới đây chính là một số lý do phổ biến:

Thứ nhất, compressor xử lý hiệu ứng compression là giảm sự khác biệt về âm lượng giữa các tín hiệu âm thanh đi ra từ dàn âm thanh. Nhờ đó âm lượng trung bình được ổn định và đẩy cao bản mix nghe to hơn, hiện đại hơn, bóng bẩy hơn. Âm thanh của nhạc cụ, giọng hát cũng nghe rõ ràng hơn, không còn hiện tượng nốt thì vừa, nốt thì nhỏ quá hoặc to quá…

Thứ hai, nếu sử dụng compressor một cách hợp lý, bạn có thể khiến cho bản âm thanh nghe tự nhiên và có sức sống hơn.

Thứ ba, với compressor, bạn có thể thay đổi chất âm cho những tín hiệu âm thanh của dàn một cách nhẹ nhàng mà không sợ bị méo tiếng bởi đa số các compressor đều có chất âm rất đặc trưng. Chúng sẽ khiến cho tín hiệu âm thanh đi qua có một dấu ấn với mức độ khác nhau, phụ thuộc vào việc bạn bắt compressor tác động vào âm thanh nhiều hay ít.

Đọc đến đây thì bạn đã biết mình có nên dùng compressor hay không rồi chứ? Hãy cùng tìm hiểu các sử dụng thiết bị này để xem tín hiệu âm thanh được xử lý và biến đổi như thế nào nhé!

Compressor

Cách sử dụng compressor

Các sử dụng, lựa chọn compressor được coi là tuyệt chiêu của các kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp. Nên việc họ chia sẻ tất tần tật những kiến thức để làm chủ được thiết bị này là điều không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, việc này sẽ không xảy ra với VinaKTV. Bởi chúng tôi không kì vọng bạn có thể thành thạo được như họ ngay sau khi đọc bài viết này nhưng ít nhất bạn có thể hiểu được thiết bị được vận hành như thế nào. Sau đó dần dần làm chủ, khai thác nó một cách tối ưu nhất. Còn bây giờ hãy cùng tìm hiểu các thông số điều khiển compressor.

Trước tiên, bạn đừng quá ngạc nhiên khi nhìn vào giao diện của một compressor hay phát điên vì tra từ điển mà vẫn chẳng hiểu gì cả. Bởi những thông số của compressor không thể ngay lập tức luận ra từ các giải nghĩa của từ điển.

Tùy vào từng Compressor, số lượng thông số được phép điều chỉnh có thể nhiều hoặc ít hơn danh sách dưới đây. Đừng lo, làm chủ được hết đống này bạn sẽ không phải lúng túng như gà mắc tóc trước bất cứ con compressor nào!

Threshold – Ngưỡng tác động

Compressor là thiết bị điều khiển âm lượng một cách tự động. Nó tự động phân tích tín hiệu âm thanh, nếu thấy tín hiệu đó thỏa mãn tiêu chí bạn đặt ra, nó sẽ tự động tác động lên âm thanh. Threshold chính là tiêu chí đó.

Threshold có vai trò như hoa tiêu chỉ điểm báo cho Compressor biết khi nào được phép bắt đầu hoạt động. Nó quy định 1 mức cường độ âm thanh cụ thể nào đó (ví dụ: -23d), nếu cường độ âm thanh vượt quá ngưỡng đó, Compressor sẽ ngay lập tức can thiệp và giảm cường độ xuống. Còn nếu cường độ âm thanh thấp hơn ngưỡng đó, Compressor sẽ tha chết, cho qua!

Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, kể cả khi cường độ tín hiệu âm thành nằm dưới threshold 1 khoảng nào đó, Compressor vẫn sẽ kích hoạt. Điều này phụ thuộc vào tham số Knee (tham số này chúng tôi sẽ nói ở phần dưới).

Bạn có thể tưởng tượng, compressor giống như một người vệ sĩ canh cửa với lời tuyên bố: “Nếu ai muốn bước qua thì phải bước qua xác anh ta!”. Còn vạch phân định giữa cửa ra vào bên trong và bên ngoài chính là ngưỡng báo hiệu cho ai đó nếu vượt qua giới hạn là sẽ bị vệ sĩ xử lý. Vạch phân định đó là Threshold.

Chính vì vậy có thể khẳng đinh, Threshold chính là một trong hai thông số quan trọng nhất của của Compressor. Thậm chí, nếu các compressor tối giản chức năng chỉ với 2 điều khiển duy nhất thì Threshold luôn là một trong hai.

Threshold

Compression Ratio – Tỷ số nén

Compressrion Ratio (tỉ số nén hoặc tỉ lệ nén) chính là thông số quan trọng thứ 2. Ratio quy định mức độ can thiệp của Compressor lên cường độ tín hiệu âm thanh nếu cường độ tín hiệu vượt quá Threshold.

Ratio càng cao thì Compressor càng giảm mạnh cường độ tín hiệu âm thanh. Nhiều người thường bị nhầm giữa hai thông số này. Bạn hãy nhớ Ratio là tỷ lệ chứ không phải là một con số cố định nhằm ám chỉ số dB bị giảm đi bởi compressor. Ratio của compressor thường được biểu diễn dưới dạng n:1 (ví dụ: 1:1, 2:1, 3:1, 4:1, 5:1…)

Giả sử Ratio là 4:1, khi tín hiệu vượt quá threshold 4dB, Compressor sẽ giảm cường độ tín hiệu âm thanh để nó chỉ vượt quá threshold 1/4 của 4dB, tức là 1dB. Tương tự, nếu tín hiệu vượt quá threshold 8dB, Compressor sẽ giảm cường độ để tín hiệu chỉ vượt quá threshold 1/4 của 8dB, tức là 2dB.

Cụ thể hơn:

Số dB mà compressor cho phép cường độ tín hiệu âm thanh vượt ngưỡng Threshold = 1/n

Nếu Ratio tỉ lệ 1 : 1 thì nó sẽ không làm gì cả, để im cho mọi tín hiệu âm thanh đi qua.

Căn cứ vào Ratio, bạn sẽ biết được thế nào được coi là nhẹ, vừa và mạnh. Thông thường, tỉ lệ 2 : 1 là nén nhẹ nhàng. Từ 3 : 1 đến 4 : 1 là nén vừa phải. Từ 5 : 1 đến 8 : 1 trở lên là nén mạnh.

Ngoài ra, khi Ratio từ 10 : 1 đến ∞:1 (∞ là dương vô cực), Compressor được coi như 1 limiter. Tại ratio ∞:1, Compressor sẽ trở thành BrickWall Limiter và không cho tín hiệu vượt quá Threshold nữa.

Trong 1 số thiết lập hoặc thiết kế Compressor cụ thể, Compressor vẫn sẽ được kích hoạt dù cường độ tín hiệu chưa đạt tới Threshold. Điều này 1 lần nữa phụ thuộc vào tham số Knee (sẽ nói ở dưới).

Attack – Thời gian chuyển vào bộ nén

 

Attack – Thời gian tác động

Attack là thông số thể hiện thời gian compressor tác động vào tín hiệu âm thanh. Nói một cách khác, attack ảnh hưởng tới độ nhạy, độ chính xác của Compressor trong việc xử lý các tín hiệu âm thanh đi qua.

Attack có thể được viết là attcack time, attack phase và có nghĩa là giai đoạn mào đầu của quá trình nén. Tuy nhiên, trên compressor bạn chỉnh attack là 10ms thì chưa chắc attack phase sẽ luôn diễn ra trong 10ms mà có thể chậm hơn hoặc nhanh hơn. Bởi nó còn tùy thuộc vào số dB compressor cần giảm đi của tín hiệu gốc ít hay nhiều.

Lý do là vì trong thực tế sử dụng, không có hãng sản xuất nào biết được bạn sẽ căn Threshold, ratio… là bao nhiêu. Cho nên, nếu attack phase luôn xảy ra trong một thời gian cố định như bạn đã căn thì đôi khi sẽ quá chậm so với sô dB bị nén nhỏ và sẽ quá nhanh với số dB bị nén lớn. Mà như vậy thì người dùng sẽ rất khó để kiểm soát công cụ của mình.

Bởi vậy, người ta lấy 1 giá trị tham chiếu để quy định Compressor mất bao nhiêu thời gian để giảm đi số dB đó (thường là 10dB).

Ví dụ: nếu bạn để attack là 5ms còng giá trị thiết lập của nhà sản xuất là 10dB. Tức là compressor sẽ mất 5ms để giảm đi 10dB, mất 10ms để giảm đi 20dB với cùng một giá trị 5ms. Như vậy, âm thanh sẽ tự nhiên hơn rất nhiều vì khi giảm đi số dB lớn hơn, compressor sẽ thực hiện attack phase trong quãng thời gian dài hơn, tác động sẽ mượt mà hơn.

Một số Compressor chỉ cho phép bạn lựa chọn giữa Fast Attack và Slow Attack (ví dụ SSL Channel Compressor). Tùy nhà sản xuất và Model, fast attack thường rơi vào khoảng 20-1000 micro giây (1 micro giây bằng 1/1.000.000 giây). Slow Attack thường dao động từ 20-50 mili giây.

Attack nhanh (dưới 10ms) sẽ làm giảm độ dày của âm thanh và ngược lại. Ví dụ: khi xử lý tiếng va chạm của hai chiếc xe ô tô đi với tốc độ cao. Attack nhanh sẽ khiến cho âm thanh mỏng, yếu và thiếu tự nhiên do compress đã gần như ngay lập tức can thiệp làm yếu đi giai đoạn mào đầu của tiếng va chạm đó.

Còn nếu bạn dùng attack chậm (20 – 50ms) âm thanh va chạm nghe sẽ mạnh hơn, uy lực hơn vì nó tác động chậm hơn, phần năng lượng mạnh nhất của tiếng va chạm ít bị can thiệp hơn. Thay vào đó, nó tác động chủ yếu vào phần âm thanh tiếng va chạm ngân ra sao.

Release – Thời gian thoát khỏi bộ nén

Ngược lại với Attack, Release ảnh hưởng tới khoảng thời gian Compressor cần để chuyển tín hiệu từ dạng nén hoàn toàn thành dạng bình thường (không bị nén). Ví dụ: Nếu compressor có gọt đi của bạn 3dB, sau khi cường độ âm thanh không còn thỏa mãn tiêu chí do Threshold đặt ra, Compressor sẽ thực hiện giai đoạn Release (release phase) để trả lại 3dB đã mất giúp tín hiệu audio phục hồi lại mức âm lượng thu/phát như bình thường.

Tương tự như Attack, giả sử Release bạn để là 30ms – điều này không có nghĩa là Compressor sẽ luôn thực hiện quá trình Release trong vòng 30ms. Nó phụ thuộc vào số dB mà Compressor đã cắt đi của tín hiệu gốc và phụ thuộc vào giá trị tham chiếu của hãng sản xuất nữa.

Và cũng giống như attack, nếu compressor lấy di của bạn 10dB với cùng một giá trị release bạn đã căn từ trước, quá trình phục hồi âm lượng thu/ phát cho tín hiệu audio gốc sẽ mất ít thời gian hơn so với khi compressor lấy đi của bạn 20dB.

Khi thao tác với Compressor, các kỹ sư âm thanh thường để Release ngắn nhất có thể trước khi nghe thấy âm thanh trở nên thiếu tự nhiên, khó chịu (trừ khi đó là điều họ muốn).

Vì khi Compressor đang trong quá trình thực hiện Release Phase, nếu âm thanh gốc lại 1 lần nữa thỏa mãn tiêu chí do Threshold đặt ra, Compressor sẽ vẫn điềm nhiên thực hiện tiếp giai đoạn Release của mình tới khi xong thì nó mới bắt đầu theo dõi cường độ tín hiệu để tiếp tục thực hiện chu kỳ tiếp theo của mình. Điều này dẫn tới việc Compressor sẽ có hành vi tác động không nhất quán đối với các nốt nhạc/âm thanh khác nhau của track Audio hiện tại, khiến âm thanh nghe thiếu tự nhiên.

Tuy vậy, nếu biết cách sử dụng Release dài, Compressor lại giúp bạn giải quyết khá nhiều vấn đề trong bản mix và có các hiệu ứng thú vị.

Knee – độ gãy khúc tại điểm uốn (độ mượt của đáp tuyến)

Hiểu 1 cách nôm na, Knee giúp bạn điều chỉnh độ mượt mà và tự nhiên khi compressor biến đổi tín hiệu âm thanh từ trạng thái bình thường (không nén / uncompressed) sang trạng thái bị nén (compressed).

Có 3 loại Knee phổ biến: Hard Knee, Medium Knee, SoftKnee. Ở chế độ Soft Knee, âm thanh chuyển từ trạng thái thường sang bị nén 1 cách nhẹ nhàng, từ từ hơn rất nhiều so với Hard Knee. Medium Knee là mức nằm giữa.

Khi thiết lập Soft-Knee hoặc Medium Knee, Compressor sẽ tác động khi tín hiệu còn chưa kịp chạm tới Threshold và tăng dần ratio khi cường độ tín hiệu tăng dần. Compressor sẽ đạt ratio tối đa (là mức chúng ta quy định) khi cường độ tín hiệu vượt quá Threshold.

Điều này dẫn tới việc Compressor sẽ tăng dần mức tăng cường độ tín hiệu. Tín hiệu càng to, Compressor hoạt động càng mạnh. Kết quả là sự chuyển biến về cương độ âm thanh mượt mà, tự nhiên hơn.

Make-up Gain

Make-up Gain

Nút Make-up Gain (cách viết khác là Output Gain hoặc là Gain) cho phép bạn điều chỉnh cường độ tín hiệu đầu ra của Compressor. Tham số này tự giải thích cho tính năng của nó rồi.

Gain Reduction Meter

Đại đa số Compressor cho bạn biết số dB bị cắt đi bởi Compressor là bao nhiêu qua công cụ đo cường độ tín hiệu tên là Gain Reduction (viết tắt là GR). Nhờ đó, bạn dễ dàng theo dõi xem lúc nào thì Compressor hoạt động/không hoạt động, hoạt động nhanh hay chậm, tác động ít hay nhiều bằng… mắt.

Một số Compressor có nút Auto Make-up. Trong khi căn chỉnh Compression, tôi khuyên bạn không nên sử dụng vì dễ lầm tưởng rằng mình đang làm cho âm thanh hay hơn.

Hãy theo dõi sát sao giá trị của Gain Reduction trong suốt quá trình sử dụng Compressor. Thông thường, nếu Gain Reduction vượt quá 6dB, bạn đã quá tay. Nhưng tóm lại, người bạn tốt nhất vẫn là đôi tai. Đôi khi 5-7dB Gain Reduction cũng không ảnh hưởng gì nếu nghe vẫn sướng.

=====================================================================================

iCar Việt Nam :: https://icar.vn/

=====================================================================================

Về cơ bản, Compressor xử lý hiệu ứng Compression. Nó giảm sự khác biệt về âm lượng giữa các âm thanh “to mồm” nhất và các âm thanh nhỏ nhất.

Nhờ đó, âm lượng trung bình được ổn định và đẩy cao hơn khiến bản mix nghe “có vẻ” to hơn, hiện đại hơn, bóng bẩy hơn; nhạc cụ, giọng hát cũng nghe rõ ràng hơn, không còn cảnh nốt thì vừa, nốt thì nhỏ/to quá…

Ngoài ra, nếu sử dụng Compressor một cách hợp lý, bạn có thể khiến bản mix hoặc nhạc cụ nghe tự nhiên, có sức sống hơn. Thậm chí, bạn có thể “nhuộm màu” (thay đổi chất âm) cho bản mix hoặc nhạc cụ một cách nhẹ nhàng mà không sợ bị méo âm thanh bởi đa số các Compressor đều có chất âm rất đặc trưng. Chúng sẽ “bơm” vào tín hiệu âm thanh đi qua mình “dấu ấn” đó với mức độ khác nhau, phụ thuộc vào việc bạn bắt Compressor tác động vào âm thanh nhiều hay ít.

Thông số điều khiển Compressor

Khi mới nhìn vào giao diện của 1 Compressor thông thường bạn có thể không hiểu gì hết! Những thông số quan trọng nhất của Compressor đa phần lại hoàn toàn không thể ngay lập tức luận ra nhanh bằng cách tra từ điển.

Threshold

Compressor tự động phân tích tín hiệu âm thanh, nếu tín hiệu đó thỏa mãn tiêu chí bạn đặt ra, nó sẽ tự động tác động lên âm thanh. Threshold chính là tiêu chí đó!

Threshold có vai trò như hoa tiêu chỉ điểm báo cho Compressor biết khi nào được phép bắt đầu hoạt động. Nó quy định 1 mức cường độ âm thanh cụ thể nào đó (ví dụ: -23d), nếu cường độ âm thanh vượt quá ngưỡng đó thì Compressor sẽ “xử lý” ngay và giảm cường độ xuống. Nếu cường độ âm thanh thấp hơn ngưỡng đó, Compressor sẽ cho qua.

Threshold là 1 trong 2 thông số quan trọng nhất của Compressor. Sự quan trọng này được minh chứng bởi các Compressor tối giản chức năng với chỉ 2 điều khiển duy nhất. Threshold luôn là 1 trong 2.

Compression Ratio

Compressrion Ratio (tỉ lệ nén) chính là thông số quan trọng thứ 2. Ratio quy định mức độ can thiệp (hay nói cách khác là độ… thô bạo) của Compressor lên cường độ tín hiệu âm thanh nếu cường độ tín hiệu vượt quá Threshold.

Ratio càng cao thì Compressor càng giảm mạnh cường độ tín hiệu âm thanh.

Đây là một thông số hay gây hiểu nhầm cho người mới bắt đầu. Hãy nhớ Ratio là tỷ lệ, không phải là một con số cố định nhằm ám chỉ số dB bị giảm đi bởi Compressor.

Ratio của Compressor thường được biểu diễn dưới dạng n:1 (ví dụ: 1:1, 2:1, 4:1, 5:1).

Giả sử Ratio là 4:1, khi tín hiệu vượt quá threshold 4dB, Compressor sẽ giảm cường độ tín hiệu âm thanh để nó chỉ vượt quá threshold 1/4 của 4dB, tức là 1dB. Tương tự, nếu tín hiệu vượt quá threshold 8dB, Compressor sẽ giảm cường độ để tín hiệu chỉ vượt quá threshold 1/4 của 8dB, tức là 2dB.

Hãy làm phép tính đơn giản, số dB mà Compressor cho phép cường độ tín hiệu âm thanh vượt ngưỡng Threshold = 1/n.

Ratio 1:1 là tỉ lệ khá đặc biệt vì khi đó Compressor sẽ… không làm gì cả, để im cho tín hiệu đi qua.

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc Ratio như thế nào được coi là nhẹ, vừa và mạnh? Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, 2:1 là tỉ lệ nén nhẹ nhàng. Từ 3:1 đến 4:1 là tỉ lệ nén vừa phải. 5:1 đến 8:1 trở lên là tỉ lệ nén mạnh.

Từ 10:1 trở lên tới ∞:1 (∞ là dương vô cực), Compressor được coi như 1 limiter. Tại ratio ∞:1, Compressor sẽ trở thành BrickWall Limiter và không cho tín hiệu vượt quá Threshold nữa.

Attack

Ví dụ bạn đã căn xong Threshold cũng như Ratio chẳng hạn. Với cường độ audio hiện tại, theo như ratio đã căn, Compressor sẽ “cắt” mất 3dB của tín hiệu gốc. Nhưng nó không bụp 1 cái giảm đi 3dB ngay, như vậy sẽ rất thiếu tự nhiên. Thay vì thế, Compressor từ từ giảm dần cường độ của tín hiệu cho tới khi nó đạt được mục đích (cắt đi 3dB). Thời gian của quá trình này nhanh hay chậm sẽ bị ảnh hưởng bởi Attack (thường tính bằng mili-giây).

Nói 1 cách khác Attack ảnh hưởng tới độ nhạy, độ chính xác của Compressor trong việc “chộp lấy” và xử lý tín hiệu audio.

Attack Time: Rất khó nghe ra nếu bạn chưa có kinh nghiệm

Hình trên minh họa quá trình chuyển đổi từ khi tín hiệu ở dạng nguyên gốc sang bị nén hoàn toàn (tức là compressor giảm đi số dB đúng như ratio đã chỉ định). Attack Time đôi lúc được viết dạng Attack Phase, đều có nghĩa là giai đoạn mào đầu của quá trình nén. Trên compressor bạn chỉnh Attack là 10ms thì chưa chắc Attack Phase sẽ luôn diễn ra trong 10ms mà có thể chậm hơn hoặc nhanh hơn, tùy vào số dB compressor cần giảm đi của tín hiệu gốc nhiều hay ít.

Lý do tại sao? Vì trong thực tế sử dụng, hãng sản xuất sẽ KHÔNG thể nào biết trước được bạn căn Threshold, ratio.. là bao nhiêu. Do đó, nếu Attack Phase luôn xảy ra trong 1 thời gian cố định như bạn đã căn (ví dụ 5ms) thì đôi khi sẽ quá chậm với số dB bị nén nhỏ và sẽ quá nhanh với số dB bị nén lớn. Người dùng sẽ rất khó kiểm soát công cụ của mình.

Bởi vậy, người ta lấy 1 giá trị tham chiếu để quy định Compressor mất bao nhiêu thời gian để giảm đi số dB đó (thường là 10dB).

Để cho dễ hiểu tôi xin lấy ví dụ: nếu bạn để Attack là 5ms, và nhà sản xuất thiết lập giá trị tham chiếu là 10dB. Điều đó có nghĩa là Compressor sẽ mất 5ms để giảm đi 10dB, mất 10ms để giảm đi 20dB với cùng 1 giá trị Attack 5ms.

Nhờ đó, âm thanh sẽ tự nhiên hơn rất nhiều vì khi giảm đi số dB lớn hơn, Compressor sẽ thực hiện Attack Phase trong quãng thời gian dài hơn, tác động sẽ mượt mà hơn!

Một số Compressor chỉ cho phép bạn lựa chọn giữa Fast Attack và Slow Attack (ví dụ SSL Channel Compressor). Tùy nhà sản xuất và Model, fast attack thường rơi vào khoảng 20-1000 micro giây (1 micro giây bằng 1/1.000.000 giây). Slow Attack thường dao động từ 20-50 mili giây.

Ví dụ:

Attack nhanh (dưới 10ms) sẽ làm giảm “công lực” của âm thanh và ngược lại. Ví dụ: Bạn xử lý âm thanh tiếng đấm vào tường với attack nhanh, tiếng đấm này nghe sẽ “yếu sinh lý” hơn, thiếu tự nhiên hơn do compressor đã gần như ngay lập tức can thiệp, làm yếu đi giai đoạn mào đầu của tiếng đấm đó (vốn mang nhiều năng lượng nhất).

Nếu bạn dùng Attack chậm (20-50ms), tiếng đấm nghe có vẻ mạnh hơn, uy lực hơn vì nó tác động chậm hơn, phần năng lượng mạnh nhất của tiếng đấm ít bị sờ mó hơn. Thay vào đó, nó tác động chủ yếu vào phần âm thanh tiếng đấm ngân ra sao. Đủ dễ hiểu chưa nhỉ?

Release

Ngược lại với Attack, Release ảnh hưởng tới khoảng thời gian Compressor cần để chuyển tín hiệu từ dạng nén hoàn toàn thành dạng bình thường (không bị nén). Ví dụ: Nếu compressor có gọt đi của bạn 3dB, sau khi cường độ âm thanh không còn thỏa mãn tiêu chí do Threshold đặt ra, Compressor sẽ thực hiện giai đoạn Release (release phase) để trả lại 3dB đã mất giúp tín hiệu audio phục hồi lại mức âm lượng thu/phát như bình thường.

Tương tự như Attack, giả sử Release bạn để là 30ms – điều này KHÔNG có nghĩa là Compressor sẽ luôn thực hiện quá trình Release trong vòng 30ms. Nó phụ thuộc vào số dB mà Compressor đã cắt đi của tín hiệu gốc và phụ thuộc vào giá trị tham chiếu của hãng sản xuất nữa.

Ví dụ: Nếu Compressor cắt của bạn 10dB, với cùng 1 giá trị Release bạn đã căn từ trước, quá trình phục hồi âm lượng thu/phát cho tín hiệu audio gốc sẽ mất ít thời gian hơn so với khi Compressor thịt của bạn 20dB.

Khi thao tác với Compressor, các kỹ sư âm thanh thường để Release ngắn nhất có thể trước khi nghe thấy âm thanh trở nên thiếu tự nhiên, khó chịu (trừ khi đó là điều họ muốn).

Lý do? Vì khi Compressor đang trong quá trình thực hiện Release Phase, nếu âm thanh gốc lại 1 lần nữa thỏa mãn tiêu chí do Threshold đặt ra, Compressor không can thiệp mà điềm nhiên thực hiện tiếp giai đoạn Release của mình tới khi xong thì nó mới bắt đầu theo dõi cường độ tín hiệu để tiếp tục thực hiện chu kỳ tiếp theo của mình. Điều này dẫn tới việc Compressor sẽ có hành vi tác động không nhất quán đối với các nốt nhạc/âm thanh khác nhau của track Audio hiện tại, khiến âm thanh nghe thiếu tự nhiên.

Tuy vậy, nếu biết cách sử dụng Release dài, Compressor lại giúp bạn giải quyết khá nhiều vấn đề trong bản mix và có các hiệu ứng thú vị.

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình âm thanh và ánh sáng – Được tổng hợp và chuyển ngữ bởi Lê Tuyên Phúc từ cuốn Live Sound Reinforcement – tác giả Hunter Stark

2. Internet

3. Tham khảo một số tài liệu của chuyên gia âm thanh tại VTV và VOV.

Các nội dung khác có thể bạn quan tâm:

======================================================================================

Phần 1. Âm thanh kỹ thuật số là gì?

09/14/2018 bởi icar.vn admin

Phần 2. Sự Khác Biệt Giữa Công Nghệ Âm Thanh Kỹ Thuật Số (Digital) Và Âm Thanh Tương Tự (Analog)

09/14/2018 bởi icar.vn admin

Phần 3. Tác dụng bộ nén âm thanh (Compressor) trong xử lý âm thanh kỹ thuật số (DSP)

09/14/2018 bởi icar.vn admin

Phần 4. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng bộ xử lý âm thanh kỹ thuật số (DSP) đầu android C500+ ô tô

09/17/2018 bởi icar.vn admin

Phần 5. Bộ nén (Compressor) và bộ giới hạn (Limiters)

09/19/2018 bởi icar.vn admin

Phần 6: Bộ xử lý tín hiệu số (DSP)

09/14/2018 bởi icar.vn admin

Phần 7: Tần số âm thanh và bộ lọc tần số

13/02/2019 bởi icar.vn admin

Phần 8: Hướng dẫn căn chỉnh bộ xử lý DSP trên đầu DVD Android Ownice C800

13/02/2019 bởi icar.vn admin

======================================================================================

5/5 - (23 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Vui lòng cho biết bạn mong muốn cải thiện điều gì

    Cảm ơn bạn đã dành thời gian đánh giá
    Chia sẻ bài viết
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam

      Hotline ICAR