• Liên hệ mua hàng
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Hệ thống đại lý

Tổng hợp 15 yếu tố gây mất tập trung khi lái xe

Lưu Duy Khánh
01/12/2022
Hình ảnh chi tiết bài viết ICAR.VN

Trong 11 tháng của năm 2022, thống kê tai nạn giao thông đủ khiến bạn giật mình. Hơn 10 nghìn vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của hơn 5800 người. Đằng sau tay lái là sinh mạng của nhiều người, nhưng nhiều lái xe vẫn chủ quan, mất tập trung.

Mọi người thường cho rằng các vụ va chạm tai nạn do rượu bia gây nên. Nhưng theo thống kê, phần lớn nguyên nhân đến từ việc mất tập trung khi lái xe. Có nhiều yếu tố trong và bên ngoài xe tác động khiến tài xế không tập trung. ICAR.VN tổng hợp 15 yếu tố gây mất tập trung khi lái xe cần tránh.

15 yếu tố gây mất tập trung khi lái xe

15 yếu tố gây mất tập trung khi lái xe

Rượu bia và chất kích thích

Rượu bia là nguyên nhân lớn gây mất tập trung lái xe và tai nạn giao thông. Hậu quả các vụ tai nạn liên quan đến rượu, bia ngày rất nghiêm trọng. Các chất kích thích gây rối loạn tâm thần, mất thăng bằng, không làm chủ được hành động. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam áp dụng quy định nghiêm cấm người uống bia rượu điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên hình phạt chưa đủ răn đe và ý thức còn thấp nên tình trạng vẫn tăng cao.

  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và chất kích thích khi lái xe, dù là ngụm nhỏ. Hãy nhớ đằng sau tay lái là sinh mạng, gia đình và cuộc sống của nhiều người.
ác chất kích thích gây rối loạn tâm thần, mất thăng bằng, không làm chủ được hành động.

ác chất kích thích gây rối loạn tâm thần, mất thăng bằng, không làm chủ được hành động.

“Hóng biến” bên đường

Thêm một yếu tố “bất ngờ” gây mất tập trung khi lái xe. Lí do khách quan xảy ra bên ngoài xe này cũng gây những hậu quả khó lường. Lúc ấy, mắt và tai bạn dành sự tập trung cho sự ồn ào bên ngoài. Tất cả đều nhốn nháo và những va chạm bất ngờ có thể xảy ra.

  • Đóng cửa sổ khi lái xe, giúp tránh bụi, tránh tiếng ồn lớn gây mất tập trung lái xe.
  • Đi chậm, chủ động quan sát phía trước và hai bên. Bởi sự việc ấy cũng thu hút người khác tới xem. Chiếc camera hành trình hoặc camera 360 độ giúp kiểm soát không gian quanh xe. Tránh những va chạm bất ngờ: người, phương tiện khác lao tới.

Mắt và tai bạn dành sự tập trung cho sự ồn ào bên ngoài.

Nhu cầu về sinh cá nhân

Phát sinh nhu cầu vệ sinh – tình huống “dở khóc dở cười” gây mất tập trung lái xe. Lái xe trong hoàn cảnh như vậy khiến tâm trí bị phân tâm, nóng vội. Bạn khó đủ bình tĩnh kiểm soát nếu xảy ra tình huống ngoài ý muốn. Có câu: “Không gì thoải mái bằng… xử lý kịp thời”.

  • Các trạm xăng là cứu tinh giúp tránh gặp phải tình huống gây mất tập trung lái xe này.
  • Hạn chế ăn uống trên xe. Vừa không gây mùi trên xe, vừa tránh phát sinh nhu cầu.
Phát sinh nhu cầu vệ sinh - tình huống “dở khóc dở cười” gây mất tập trung lái xe.

Phát sinh nhu cầu vệ sinh – tình huống “dở khóc dở cười” gây mất tập trung lái xe.

Không có lộ trình cụ thể gây mất tập trung

Yếu tố gây mất tập trung có vẻ vô lý nhưng rất… thuyết phục. Việc vừa lái xe vừa dò tìm đường hoặc thiếu lộ trình điểm đến khiến bạn phân tâm. Khởi hành gấp hoặc quá muộn cũng là nguyên nhân khiến bạn không kiểm soát được thời gian, tốc độ. Tâm lí hoang mang, sốt ruột có thể gây hậu quả khó lường khi gặp va chạm trên đường.

  • Trước khi đi, cần xác định lộ trình và thời gian khởi hành. Bạn sẽ có đủ thời gian xử lý nếu gặp phải tình huống bất ngờ. Theo dõi lịch trình qua iện thoại hoặc camera hành trình để kiểm soát tốc độ và tham gia giao thông an toàn.
Không có lộ trình cụ thể -Yếu tố gây mất tập trung có vẻ vô lý nhưng rất… thuyết phục.

Không có lộ trình cụ thể -Yếu tố gây mất tập trung có vẻ vô lý nhưng rất… thuyết phục.

Sử dụng điện thoại khi lái xe

Sử dụng điện thoại là thủ phạm lớn gây mất tập trung khi lái xe. Đây không phải là cảnh hiếm gặp trong thời buổi công nghệ số hiện nay. Ai cũng nhận thức được, nhưng cám dỗ từ điện thoại rất lớn khiến va chạm vẫn tiếp diễn. Nhắn tin, nói chuyện hay thao tác trên điện thoại khiến một tay bạn dời khỏi vô lăng, mắt và các giác quan dành cho điện thoại. 

Việc đọc một văn bản ngắn sẽ mất tối thiểu 2-4 giây, quá nhiều thời gian để mắt không nhìn đường. Nếu bạn đang chạy với tốc độ 50km/h (tức 13.8m/s) và gặp vật cản, điều gì sẽ xảy ra?

  • Khi ngồi sau tay lái, hãy đảm bảo cất điện thoại của bạn đi để tránh “ngứa tay”. Nếu điện thoại đổ chuông hoặc cảm thấy có thể là cuộc gọi khẩn cấp, tốt nhất là tấp vào lề đường để nghe.
  • Nếu có thể, sử dụng màn hình ô tô hoặc camera hành trình để theo dõi lộ trình thay vì điện thoại di động.
Ai cũng nhận thức được, nhưng cám dỗ từ điện thoại rất lớn khiến va chạm vẫn tiếp diễn.

Ai cũng nhận thức được, nhưng cám dỗ từ điện thoại rất lớn khiến va chạm vẫn tiếp diễn.

Hút thuốc – Yếu tố gây mất tập trung khi lái xe

Đây là yếu tố gây mất tập trung khi lái xe mà nhiều lái xe gặp phải. Như cà phê, chất Nicotin gây nghiện trong thuốc lá giúp lái xe cảm thấy tỉnh táo và hưng phấn. Chính vì vậy, hút thuốc lá trở thành thói quen hàng ngày không thể thiếu của rất nhiều người. Chưa bàn tới rủi ro sức khỏe, hút thuốc khi lái xe có nghĩa là một tay rời khỏi vô lăng. Tay đưa ra ngoài cửa xe, hoặc tàn thuốc rơi xuống xe tạo thêm mối nguy hiểm. Mùi thuốc lá ám vào nội thất xe, điều hòa hoạt động nhiều hơn để lọc không khí. Nếu bạn không thể từ bỏ thói quen hút thuốc, ít nhất hãy từ bỏ nó khi lái xe.

Tay đưa ra ngoài cửa xe, hoặc tàn thuốc rơi xuống xe tạo thêm mối nguy hiểm.

Tay đưa ra ngoài cửa xe, hoặc tàn thuốc rơi xuống xe tạo thêm mối nguy hiểm.

Xe gặp vấn đề khi đang lái

Xe có vẻ gặp vấn đề gì đó trong khi bạn đang lái xe, là yếu tố gây mất tập trung. Xe rung liên tục, cảm giác lốp có vấn đề hay có âm thanh lạ phát ra phía sau xe,… Tất cả sẽ khiến bạn phân tâm, ngó nghiêng hoặc ngoái lại phía sau. Thật nguy hiểm khi tay dời vô lăng, mắt không nhìn đường.

Nếu cảm thấy có vấn đề, hãy quan sát các phụ kiện công nghệ đã trang bị hoặc dừng xe.

> Xem thêm: TOP các phụ kiện cần lắp sau khi mua xe 

Tất cả sẽ khiến bạn phân tâm, ngó nghiêng hoặc ngoái lại phía sau.

Tất cả sẽ khiến bạn phân tâm, ngó nghiêng hoặc ngoái lại phía sau.

Buồn ngủ gây mất tập trung khi lái xe

Với tài xe thường xuyên phải lái xe đường dài qua đêm, buồn ngủ là điều không thể tránh khỏi. Theo một khảo sát, hơn 40% chủ xe khi được hỏi thừa nhận họ đã ngủ gật khi lái xe. Đây cũng là  nguyên nhân lớn thứ hai gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng. Buồn ngủ gây mệt mỏi và mất tập trung khi lái xe. Nhiều lái xe tìm đến chất kích thích: cà phê, thuốc lá, nước tăng lực. Bỏ qua rủi ro sức khỏe, những chất kích thích này cũng là yếu tố gây mất tập trung khi lái xe bạn nên tránh.

  • Khi có dấu hiệu buồn ngủ, không nên cố lái xe vì đó bạn không tỉnh táo và khó tập trung. Chủ động táp lề đường hoặc nhờ lái phụ để đảm bảo an toàn.
  • Chủ động nghỉ ngơi trước khi khởi hành.
Theo một khảo sát, hơn 40% chủ xe khi được hỏi thừa nhận họ đã ngủ gật khi lái xe

Theo một khảo sát, hơn 40% chủ xe khi được hỏi thừa nhận họ đã ngủ gật khi lái xe

Ăn uống trên xe gây mất tập trung cho lái xe

Ăn uống trên xe là yếu tố gây mất tập trung cho lái xe. Mắt hướng sự chú ý tới đồ ăn thức uống thay vì quan sát phía trước. Dĩ nhiên tay cũng rời vô lăng để cầm đồ ăn, thức uống, thậm chí liên tục trên đường. Ăn uống gây mùi ám lên nội thất và dễ gây ảnh hưởng tới điều hòa. Ngoài ra, làm đổ nước hoặc thức ăn lên người có thể rất khó chịu. Một nghiên cứu kết luận ăn uống khi lái xe có thể tăng rủi ro gặp tai nạn lên đến 80%.

  • Ăn uống nhẹ trước khi đi để đảm bảo sức khỏe, tránh phát sinh nhu cầu vệ sinh.
  • Nếu bắt buộc phải ăn nhẹ hoặc uống nước khi đang lái xe, chủ động đi chậm, phát tín hiệu.
Mắt hướng sự chú ý tới đồ ăn thức uống thay vì quan sát phía trước.

Mắt hướng sự chú ý tới đồ ăn thức uống thay vì quan sát phía trước.

Giải trí trên xe gây mất tập trung khi lái xe

Giải trí trong khi lái xe là điều không thể tránh khỏi nhưng dễ gây mất tập trung. Nhiều tài xế biết nhưng vẫn chọn cách vặn to loa cho mình hoặc người ngồi dưới. Những “lái mới” là những người dễ bị phân tâm nhất. Lái xe khó tập trung quan sát phía trước hay nghe tín hiệu các phương tiện khác.

  • Hạn chế xem phim, nghe nhạc khi đang lái xe, đặc biệt các bộ phim, bài hát yêu thích.
  • Tham khảo màn hình Android thông minh, vừa giúp giải trí vừa quan sát lộ trình. Giúp lái xe an toàn, thoải mái khi lái xe.
  • Mở kênh radio như 91Mhz có cập nhật tình hình giao thông, giúp kiểm soát lộ trình.
Nhiều tài xế biết nhưng vẫn chọn cách vặn to loa cho mình hoặc người ngồi dưới.

Nhiều tài xế biết nhưng vẫn chọn cách vặn to loa cho mình hoặc người ngồi dưới.

Vừa lái xe vừa suy nghĩ

Vừa lái xe vừa suy nghĩ là yếu tố gây mất tập trung khi lái xe. Tưởng chừng suy nghĩ miên man là vô hại nhưng thực tế lại tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Chìm vào các suy nghĩ dễ gây lơ là, thiếu chú ý với những diễn biến trên đường. Điều này khiến bạn giật mình, không đủ bình tĩnh xử lý khi xảy ra tình huống bất ngờ.

Tưởng chừng suy nghĩ miên man là vô hại nhưng thực tế lại tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

Tưởng chừng suy nghĩ miên man là vô hại nhưng thực tế lại tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

Tâm trạng không ổn định

Khi tâm trạng không ổn định, bạn dễ bị kích động và khó kiểm soát được hành vi. Tâm trạng không ổn định là yếu tố gây mất tập trung khi lái xe. Nó có thể tăng nguy cơ gặp tai nạn lên gấp 10 lần. Một tình huống va chạm nhỏ, áp lực về gia đình, kinh tế,… dễ làm con người bị ảnh hưởng. Cùng với thời tiết thất thường, tình trạng tham gia giao thông thiếu ý thức, mọi thứ có thể gây hiểm họa khó lường.

  • Hãy dành 100% tâm trí nhất khi bước lên xe. Tít thở sâu để cảm thấy thải mái nhất.
  • Tham khảo các thiết bị âm thanh chất lượng trên xe. Dù việc giải trí trên xe cần hạn chế nhưng vẫn hữu ích lúc này. Các list nhạc kích thích sóng não giúp bạn tập trung. Nhất là với lái xe di chuyển đường dài ban đêm.
Khi tâm trạng không ổn định, bạn dễ bị kích động và khó kiểm soát được hành vi.

Khi tâm trạng không ổn định, bạn dễ bị kích động và khó kiểm soát được hành vi.

Người và các đối tượng trên xe

– Trẻ con trêu chọc nhau, quấy khóc, đánh nhau khiến bạn mất tập trung khi lái xe.

– Nói chuyện với người ngồi sau xe, đặc biệt nếu họ là gia đình hoặc bạn bè. Điều này khiến bạn dễ bị cuốn vào những câu chuyện không có điểm dừng.

– Mang theo vật nuôi lên xe cũng là yếu tố gây mất tập trung. Những con vật có thể khó chịu khi ngồi trong không gian chật hẹp của xe.

Trong những tình huống này, có thể dừng xe để xử lý tránh những nguy hiểm phía trước.

Trong những tình huống này, có thể dừng xe để xử lý tránh những nguy hiểm phía trước.

Trong những tình huống này, có thể dừng xe để xử lý tránh những nguy hiểm phía trước.

Với lấy đồ khi lái xe – Yếu tố gây mất tập trung khi lái xe

Cầm điện thoại, lấy giấy tờ xe hay chỉ là với lấy chiếc kẹo cũng gây mất tập trung. Dù không mất nhiều thời gian, nhưng một tay rời khỏi vô lăng và nhoài người ra khiến bạn không thể nhìn đường. Hãy nhớ khi đã cầm vô lăng, hạn chế rời tay khỏi và mắt luôn tập trung nhìn phía trước.

một tay rời khỏi vô lăng và nhoài người ra khiến bạn không thể nhìn đường.

một tay rời khỏi vô lăng và nhoài người ra khiến bạn không thể nhìn đường.

Điều chỉnh thiết bị khi đang lái xe

Bật một bài nhạc, chỉnh điều hòa, tay chạm màn hình ô tô để xem lộ trình,… Các thao tác có vẻ đơn giản, nhưng có thể khiến bạn không tập trung lâu hơn thế. Tất cả việc điều chỉnh thiết bị khi đang lái xe đều gây mất tập trung. 

Kiểm tra gương, bật màn hình ô tô kiểm tra áp suất lốp, kéo cửa sổ lên, bật điều hòa,… Các thao cần thiết nên được sẵn sàng trước khi khởi hành. Dù có quen với các nút đến mấy, bạn vẫn có thể mất tập trung khi lái xe.

Lái xe đòi hỏi sự tập trung suốt hành trình để đảm bảo an toàn cho người trên xe. Nó đòi hỏi bạn cần chuẩn bị tâm lý thật tốt và biết từ bỏ các thói quen xấu. Đó là những nguyên nhân gây mất tập trung. ICAR tổng hợp 15 yếu tố gây mất tập trung khi lái xe cần tránh. Chúc bạn luôn tỉnh táo, bình tĩnh để “đi đến nơi, về đến chốn” cho mình và người trên xe.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Vui lòng cho biết bạn mong muốn cải thiện điều gì

    Cảm ơn bạn đã dành thời gian đánh giá
    Chia sẻ bài viết
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam

      Hotline ICAR