Hệ thống Cảnh Báo cảm biến Áp suất Lốp TPMS Xe Hơi hiểu để Kiểm soát
Các kỹ thuật viên đều đưa ra tư vấn cho bạn rằng, nếu muốn lốp xe có tuổi thọ cao. Nên lắp đặt cho xe Hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp để đạt được kết quả. Hệ thống TPMS giúp người lái kiểm soát được áp suất và nhiệt độ tiêu chuẩn. Góp phần đưa ra các cảnh báo sớm để tránh gây ra tình trạng lốp bị mài mòn, tốn nhiên liệu. Việc duy trì áp suất lốp là rất cần thiết để vận hành xe. Nếu để lốp quá non dễ làm giảm khả năng bám mặt đường. khiến lốp dễ mòn và chóng hỏng. Còn nếu lốp quá căng dễ dẫn đến nổ lốp, sẽ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Chính vì vậy hệ thống TPMS sử giúp sớm cảnh báo khi có sự thay đổi tại lốp xe hơi.
Hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp TPMS là gì?
TPMS – là chữ viết tắt của cụm từ Tire Pressure Monitoring System. Là một hệ thống điện có chức năng là theo dõi áp suất không khí bên trong lốp ô tô và đưa ra cảnh báo bằng đèn khi áp suất lốp dưới 25% áp suất tiêu chuẩn. Hầu hết các nhà sản xuất đều cài đặt ký hiệu cảnh báo màu vàng, giống hình móng ngựa, kèm dấu chấm than lồng vào chính giữa. Ký hiệu này hiển thị trên bảng đồng hồ khi áp suất 1 trong 4 bánh xe không đạt chuẩn. Hệ thống chính thức được lắp đặt lần đầu tiên cho chiếc xe Porsche 959 đời 1986. Nhận thấy được công dụng của sản phẩm này. Các nhà sản xuất đã nghiên cứu và tiến hành lắp đặt lần lượt cho nhiều dòng xe.
Xem thêm: 5 Lý do nên lắp cảm biến áp suất lốp cho ô tô của bạn
Cấu tạo cảm biến áp suất lốp TPMS
Cảm biến áp suất lốp được cấu tạo bởi ba bộ phận chính sau:
Van cảm biến
Van cảm biến có các cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ, mạch điện và pin. Mỗi một bánh xe ô tô có 1 van cảm biến giống nhau.
Van cảm biến có nhiệm vụ đo độ văng của màng, đo áp suất bên trong lốp tác động lên, sau đó truyền dẫn đến các vi mạch điện tử khuếch đại. Tại đây vi mạch điện tử sẽ tạo tín hiệu đưa ra các chỉ số áp suất lốp.
Van cảm biến có 2 loại: Van gắn trong lốp và van gắn ngoài lốp.
Cục xử lý trung tâm
Đây là “đầu não” của cảm biến, có nhiệm vụ quan trọng tiếp nhận và giải mã các tín hiệu điện từ van cảm biến áp suất lốp. Các tín hiệu sau khi được giải mã sẽ được truyền thông tin tới ECU và hiển thị trên màn hình. Cục xử lý trung tâm nằm trong bo mạch của màn hình hiển thị.
Màn hình chính
Cảm biến áp suất lốp nguyên bản thường đi kèm với màn hình chạy bằng pin hoặc nguồn điện của xe để hiển thị thông số cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay, cảm biến áp suất lốp thường được tích hợp trực tiếp với màn hình của xe ô tô, hoặc với đồng hồ, điện thoại thông minh. Điều này hỗ trợ giám sát áp suất lốp mọi nơi, mọi lúc, đảm bảo an toàn cho người lái.
Phân loại hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp
Theo nguyên lý hoạt động chia hệ thống cảnh báo thành 2 loại:
Hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp loại trực tiếp (dTPMS)
Các cảm biến áp suất nhỏ, đặt trong một van cảm biến áp suất lốp, chạy bằng pin lắp bên trong bánh xe. Đo áp suất của các bánh xe thông qua cảm biến này. Gửi tín hiệu vô tuyến định kỳ khi xe đang lưu thông, thông báo được hiển thị trên táp-lô hoặc đèn báo lỗi của xe. Ưu điểm của hệ thống này là cho thông tin áp suất chính xác. Một số loại cao cấp còn cho thông báo về nhiệt độ. Về nhược điểm, là chi phí cao. Trong trường hợp, các tài xế tự lắp đặt sẽ có tình trạng hệ thống không nhận được sóng phát ra từ cảm biến. Hệ thống sẽ đưa ra thông báo bằng cách hiển thị ký hiệu cảnh báo màu đỏ.
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp loại gián tiếp (iTPMS)
Hệ thống này sẽ không trực tiếp kiểm tra áp suất lốp. Mà dựa vào tốc độ quay của 4 bánh xe để xác định những bất thường. Nguyên lý hoạt động của hệ thống đó là, sử dụng 4 cảm biến tốc độ bánh xe và cảm biến sẽ kiểm soát độ ổn định của xe để đọc tốc độ của mỗi bánh xe. Khi một bánh xe bị non, đường kính của bánh sẽ nhỏ lại. bánh xe đó sẽ quay nhanh hơn các bánh còn lại. Hệ thống TPMS loại gián tiếp sẽ phát hiện điểm khác biệt. Phát hiện ra bánh xe có áp suất lốp thấp. Hệ thống iTPMS hoạt động kém chính xác trong một số tình huống. Ví dụ như, cả hai bánh hay cả 4 bánh đều cứng/mềm gần như nhau. Hoặc xe đang chạy trên quãng đường cong. Hệ thống sẽ lầm tưởng và phát ra cảnh báo. iTPMS có mức giá thấp hơn, nhưng không chính xác bằng loại dTPMS.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất lốp
Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất lốp gián tiếp
Cảm biến áp suất lốp TPMS gián tiếp hoạt động dựa trên tốc độ quay của bánh xe thay vì bằng phương pháp vật lý đo áp suất.
Khi lốp xe non hơi sẽ có đường kính nhỏ hơn tiêu chuẩn, tạo sự chênh lệch giữa vận tốc quay so với lốp xe căng hơi. Chỉ số này đo được do bộ cảm biến trên hệ thống ABS và ESC.
Phương pháp này tuy chưa thể hiện chỉ số áp suất lốp chính xác tuyệt đối nhưng cũng cảnh báo cho lái xe thời điểm cần bơm lốp.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất lốp trực tiếp
Cảm biến áp suất lốp trực tiếp đo áp suất lốp bằng phương pháp vật lý gắn ở đầu van cảm biến. Bộ phận này sẽ truyền phát tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm theo thời gian hực. Cảm biến áp suất lốp khi cần reset chỉ cần giữ nút trên bộ điều khiển hoặc trong mục cài đặt của ứng dụng điện thoại.
Hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp có vai trò gì?
Độ an toàn cũng như độ bền của lốp xe phụ thuộc chủ yếu vào áp suất và nhiệt độ tại lốp. Hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp có vai trò quan trọng trong việc theo dõi, kiểm tra áp suất của 4 lốp xe như áp suất thấp/cao, báo động nhiệt độ cao, sự rò rỉ của 4 lốp trên màn hình. Hạn chế tối đa những sự cố không may khi lưu thông trên đường.
Nếu lốp xe non hơi, diện tích tiếp xúc với mặt đường tăng, làm ma sát tăng. Khiến áp suất và nhiệt độ lốp tăng lên. Lốp xe mềm quá mức tiềm ẩn những nguy hiểm, vì chúng có thể nổ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, bộ phận liên kết giữa lốp xe và phần cao su dễ bị phá hỏng, làm giảm tuổi thọ lốp.
Bên cạnh đó, lốp xe quá căng cũng phá vỡ liên kết các sợi chịu lực với mặt đường. Do đó, khi xe chạy ở các đoạn gập ghềnh cũng dễ gây ra nổ lốp.
Xem thêm: Tại sao nhất định phải có lắp cảm biến áp suất lốp?
Cách kiểm tra áp suất lốp ô tô
+ Xác định vị trí mà nhà sản xuất đề nghị. Thường được dán ở cánh cửa trước bên trái. Hay trong sách hướng dẫn sử dụng của xe.
+ Tháo nắp van lốp.
+ Nhấn đầu đồng hồ vào thân van để đọc áp suất.
+ Bơm hơi thêm nếu cần. Hoặc sử dụng đồng hồ đo để giải phóng áp suất không khí dư thừa.
+ Thay nắp van.
+ Lắp tương tự cho 3 bánh còn lại.
Lưu ý: Kiểm tra áp suất lốp khi lốp nguội hoặc sau khi lái xe dưới 2 km. Vì không khí nở ra khi nóng lên, làm sai lệch mức áp suất.
Những lưu ý khi đèn báo TPMS phát sáng
Khi đang lái xe nếu biểu tượng của hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp ô tô bật sáng, đồng nghĩa với việc lốp xe đang có ít nhất 1 lốp gặp trục trặc áp suất thấp. Hãy kiểm tra tất cả các áp suất lốp bằng dụng cụ đo và xác định nguyên nhân gây rò rỉ hơi. Sau đó bơm hơi sao cho đạt tiêu chuẩn lốp. Nếu không tìm được nguyên nhân, hay không có dụng cụ bơm hơi. Hãy lái xe chậm đến địa điểm sửa lốp. Hãy nhờ các chuyên viên kiểm tra rò rỉ lốp và sửa chữa càng sớm càng tốt.
Nếu đèn TPMS nhấp nháy trong khoảng 60-90 giây mỗi khi khởi động xe. Sau đó vẫn sáng bình thường, có nghĩa là hệ thống TPMS đang không hoạt động bình thường. Bạn nên đưa xe đến những gara uy tín để kiểm tra. Việc kiểm tra áp suất lốp là rất cần thiết, nhất là trước những chuyến đi xa, hoặc khi chở thêm người và nhiều hành lý.
Xem thêm: Những điều cần biết khi đèn cảm biến áp suất lốp phát sáng
Cách giữ cho hệ thống cảnh báo hoạt động chính xác
Hệ thống cảnh báo loại trực tiếp và gián tiếp có những lưu ý khác nhau:
Hệ thống TPMS loại trực tiếp
Nếu xe bạn đang trang bị Hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp loại trực tiếp, cần phải lưu ý như sau:
- Luôn sử dụng miếng đệm cao su mới giữa cảm biến và vành xe để tránh rò rỉ.
- Tránh vặn quá mạnh đai ốc van, vì có thể làm gãy thân van.
- Khi lốp bị xẹp tránh sử dụng bình xịt, vì lớp keo có thể sẽ làm dính mọi thứ. Ảnh hưởng đến các bộ phận của các van cảm biến. Khiến chúng ngừng hoạt động.
- Luôn sử dụng miếng chèn thân van mạ niken. Không dùng miếng chêm bằng đồng thau.
Hệ thống TPMS loại gián tiếp
Nếu bạn lắp đặt một lốp xe mới trong khi 3 lốp còn lại đã mài mòn. Thì đây sẽ là nguyên nhân kích hoạt hệ thống cảm biến. Vì vậy hãy đảm bảo cho các lốp xe có cùng kích thước, và gần với cùng độ sâu của gai.
Các lỗi thường gặp của cảm biến áp suất lốp và cách xử lý
Cảm biến áp suất lốp hết pin
- Dấu hiệu xuất hiện: Một hoặc nhiều đầu cảm biến không báo tín hiệu tên bộ điều khiển.
- Nguyên nhân: Có thể do cảm biến của xe đã sử dụng lâu ngày.
- Hướng khắc phục: Đối với cảm biến áp suất ngoài bạn chỉ cần tháo đầu cảm biến hết pin và thay pin.
Cảm biến áp suất lốp báo đèn nhưng lốp vẫn căng
- Hiện tượng xuất hiện: Trên màn hình điều khiển đèn cảm biến báo đèn liên tục việc một hoặc nhiều lốp có áp suất thấp nhưng khi kiểm tra vẫn căng.
- Nguyên nhân: Do đầu cảm biến không hoạt động hoặc xe của bạn đang ở vùng có nhiệt độ thấp. Hoặc do cảm biến mới được tháo ra chưa kết nối lại được.
- Hướng khắc phục: Bạn cần khôi phục lại cài đặt bộ cảm biến để có thể nhận lại tín hiệu của tất cả các đầu cảm biến.
Áp suất lốp thực tế khác với thông số hiển thị của cảm biến áp suất lốp
- Hiện tượng xuất hiện: Lốp không căng nhưng thông số không thay đổi thậm chí còn tăng lên hoặc giảm đi.
- Nguyên nhân: Do điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh khiến cho không khí trong lốp giãn nở hoặc co lại khiến cho cảm biến đo thiếu chính xác.
- Hướng khắc phục: Bạn đưa xe đến nơi có nhiệt độ phù hợp để có được thông số chính xác nhất.
Tạm kết
Trên đây là một số chia sẻ về Hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp xe. Hi vọng qua những thông tin này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về hệ thống TPMS. Kiểm soát tốt các tình huống có thể xảy ra với xe của bạn. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi, truy cập ngay Icar.vn để có thông tin chi tiết nhé!