• Liên hệ mua hàng
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Hệ thống đại lý

Top 3 dấu hiệu cho thấy chuột làm tổ trong ô tô

Hoàng Thị Thùy Linh
23/04/2021
Hình ảnh chi tiết bài viết ICAR.VN

Chuột làm tổ trong ô tô là vấn đề nan giải với hầu hết các tài xế. Bởi chuột vào xe ô tô không những khiến xe có mùi khó ngửi mà còn gây hại đến các thiết bị của xe. Đáng chán hơn là một khi đã “ghé thăm” một lần, chuột sẽ nhanh chóng quay lại. Ngăn chặn chuột ngay từ khi có những dấu hiệu xuất hiện sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn. Cùng icar điểm lại dấu hiệu cho thấy chuột làm tổ trong ô tô nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguyên nhân khiến chuột làm tổ trong ô tô

Chuột là loài động vật gặm nhấm. Răng của chúng có khuynh hướng mọc dài và sắc nhọn. Vì thế chúng thường xuyên phải gặm những thứ có độ cứng, dẻo phù hợp để mài răng.

Xuất phát từ tập tính ấy, chuột thường tìm đến xe ô tô để chui vào khoang máy, gặm các thiết bị có trong đó. Chuột thường thích các bộ phận như dây điện, các thiết bị làm từ nhựa. Thậm chí là các ống cao su, các hốc bánh xe. Phần nỉ cách nhiệt của khoang động cơ cũng là đối tượng mà chúng nhắm tới.

Sở dĩ chúng thích như vậy là vì những bộ phận trên có kích cỡ, độ mềm dẻo rất thích hợp với răng chuột. Thêm đó, vị trí của những bộ phận trên rất “tiện” cho chuột.

Ở một số hãng xe, họ sử dụng đậu tương làm lớp cách điện cho các loại dây dẫn. Mặc dù đậu tương đã được xử lí nhưng vẫn đem tới mùi vị khó cưỡng với chuột.

Song song với đó, thói quen ăn uống trên xe cũng khiến chuột muốn “ghé thăm” xế hộp nhà bạn. Mùi thức ăn vương vãi sẽ thu hút không chỉ chuột mà còn thu hút nhiều loại côn trùng khác.

Vào mùa đông, hệ thống điều hòa của xe cũng là nguyên nhân khiến chuột làm tổ trong ô tô. Bởi ô tô ấm áp, dễ ra vào nên khoang máy ô tô trở thành “khách sạn” 5 sao cho cả gia đình chuột.

3 dấu hiệu cho thấy chuột làm tổ trong ô tô

Chuột vào khoang máy ô tô tạo nên những nguy hiểm khôn lường. Vì thế, càng phát hiện ra sự xuất hiện của chúng càng sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Để biết chuột vào làm tổ trong ô tô có nhiều cách. Thế nhưng, đợi đến khi bạn nhìn thấy chuột chạy trong xe. Hoặc thậm chí là khi rửa xe thấy có chuột con rơi ra ngoài thì e rằng đã quá muộn. Dưới đây là 3 dấu hiệu giúp bạn phát hiện sớm “những vị khách không mời”.

Ô tô bốc mùi phân và nước tiểu chuột

Một ngày đẹp trời, khi bạn mở nắp capo hoặc vào xe mà thoang thoảng mùi phân hoặc nước tiểu chuột thì chắc chắn chuột làm tổ trong ô tô bạn từ lâu.

Ngoài tập tính gặm nhấm, chuột còn dùng phân, nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ. Vừa đặt chân đến xe ô tô của bạn, theo thói quen chuột sẽ lập tức phóng uế.

Đây là dấu hiệu nhận biết chuột sớm khá chính xác. Mùi phân và nước tiểu là cách chuột ghi nhớ đường đi và vị trí yêu thích. Vì thế, trước khi dùng bất cứ một phương pháp đuổi chuột nào, ta cũng cần loại bỏ thứ mùi khó ngửi này. Có như vậy chuột mới không quay trở lại.

Thêm đó, bạn còn có thể thấy một vài vết cắn của chuột. Hoặc là dấu chân chuột in rõ trên các thiết bị. Những ngày đầu chuột vào khoang máy thì những vết cắn còn nhỏ, nhẹ, nhìn không kĩ sẽ không nhận thấy và dễ hiểu lầm là các vết xước. Nếu nghi ngờ có chuột, bạn nên xem xét kĩ từng ngóc ngách của khoang máy nhé!

Khoang máy có rác nhỏ

Chuột làm tổ trong ô tô sẽ thu nhặt rác từ bên ngoài vào xe. Các loại rác này được chuột cắn nhỏ và dồn thành từng đống.

Nhìn thấy những đống rác nhỏ được chuột tập hợp lại thì bạn phải nhanh chóng đuổi chuột đi. Bởi đây là một trong những bước đầu tiên để chuột làm tổ. Nếu không nhanh chóng “tiễn” chúng, chúng sẽ sinh con đàn cháu đống lên xe của bạn.

Đây cũng chính là nguyên nhân đem đến các bệnh truyền nhiễm. Thậm chí, rác được chúng tha vào tận hốc lấy gió. Thế nên bạn cần kiểm tra các bộ phận và loại bỏ toàn bộ rác nhanh nhất có thể.

Chuột vào ô tô

Chuột thu nhặt rác để làm ổ trong ô tô

Bỗng dưng các bộ phận của xe không hoạt động

Thêm đó, nếu như xuất hiện tình trạng như đèn không sáng, còi không phát ra tiếng, cần gạt mưa không hoạt động,…Bạn cũng nên nghĩ đến trường hợp chuột đã vào khoang máy ô tô.

Những dây dẫn của các thiết bị trên dễ bị chuột tấn công nhất. Nếu như không có những va chạm hay trục trặc gì trong khoang máy thì đây là dấu hiệu rõ rệt nhất về sự có mặt của chuột.

Chuột cắn dây điện

Các vết cắn do chuột để lại thường rất nhỏ

Cách ngăn chuột làm tổ trong ô tô

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngăn chuột vào ô tô vẫn dễ hơn việc đuổi chuột đi. Để chuột không dám bén mảng đến xế yêu nhà bạn, bạn có thể dùng những cách sau đây:

Dùng lưới, rào chống chuột. Đây là phương cách đơn giản, dùng các loại lưới bịt tất cả các lỗ hổng mà chuột có thể chui vào được. Với cách này bạn có thể đem xe đến tiệm hoặc tự chế tại nhà.

Dùng tinh dầu đuổi chuột cũng là phương pháp khá được ưa chuộng. Nó không chỉ mang đến hương thơm thoải mái cho cả không gian xe, mà còn khiến chuột không dám bén mảng đến. Những mùi hương mà bạn có thể sử dụng là: tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, mùi tiêu nồng,…

Thêm đó, bạn có thể dùng xịt chống chuột để ngăn chuột cắn vào các thiết bị. Cách này không có tác dụng đuổi chuột nhưng sẽ khiến chuột khó chịu khi cắn phải các thiết bị.

Áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp đuổi chuột giúp bạn chống chuột hiệu quả hơn cho ô tô nhà mình.

Xem thêm bài viết:

Tạm kết

Nguyên nhân khiến chuột làm tổ trong ô tô rất nhiều. Tuy nhiên có thể chia làm 2 nguyên nhân chính. Nguyên nhân khách quan do tập tính gặm nhấm của chúng và những chất liệu làm bên trong xe ô tô khá hấp dẫn chuột. Nguyên nhân chủ quan lại đến từ phía con người. Mỗi nguyên nhân lại đem đến những dấu hiệu riêng về sự xuất hiện của chúng.

Vì thế, cách ngăn chuột vào ô tô tốt nhất là giữ gìn vệ sinh ô tô sạch sẽ. Không ăn uống, vứt bừa bãi thức ăn và các vật dụng. Khi thấy một trong những dấu hiệu dù là nhỏ nhất, ta cũng nên nhanh chóng hành động. Tránh để chuột ở lâu trong khoang máy ô tô, gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Bạn có biết thêm những dấu hiệu nhận biết sớm chuột làm tổ trong ô tô không? Hãy chia sẻ cùng icar nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Vui lòng cho biết bạn mong muốn cải thiện điều gì

    Cảm ơn bạn đã dành thời gian đánh giá
    Chia sẻ bài viết
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam

      Hotline ICAR