• Liên hệ mua hàng
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Hệ thống đại lý

Ưu nhược điểm của cảm biến áp suất lốp gắn trong

ICAR Việt Nam
16/02/2020
Hình ảnh chi tiết bài viết ICAR.VN

Có lẽ ai cũng đã biết về giá trị hữu ích của cảm biến áp suất lốp (còn gọi là TPMS) đối với an toàn giao thông. Việc sở hữu hệ thống này giúp tránh được tai nạn do nổ lốp, và các hư hại do lốp hết hơi. Tuy nhiên việc lựa chọn cảm biến gắn có van gắn trong hay gắn ngoài cũng khiến nhiều người băn khoăn. Có thể bạn đã từng được tư vấn, khuyên mua loại TPMS van trong. Và bạn nên biết rõ những Ưu nhược điểm của Cảm biến áp suất lốp gắn trong mà chúng tôi trình bày sau đây:

Van cảm biến áp suất lốp gắn trong
Van cảm biến áp suất lốp gắn trong

Ưu điểm của Cảm biến áp suất lốp gắn trong

  1. Ưu điểm thứ nhất của cảm biến áp suất lốp gắn trong là các van (đầu cảm biến) được giấu bên trong lốp. Như vậy thì bạn đã hình dung được rồi. Chúng sẽ an toàn hơn trước những đứa trẻ hiếu động, kẻ phá hoại
  2. Loại cảm biến có van gắn bên trong, thì đầu van thò ra ngoài sẽ thay thế van cũ của lốp. Việc bơm hơi cho lốp hoàn toàn giống như khi chưa lắp cảm biến. Không khó khăn như loại van ngoài, phải mở van bằng cờ lê mới bơm được
  3. Pin khá trâu, sử dụng tới 5 năm mới thay. Chỉ 1 lần thay duy nhất thì chu kỳ sử dụng đã tới 10 năm. Có thể bạn không sở hữu 1 chiếc xe lâu đến thế.
  4. Gọn gàng hơn về mặt hình thức.

Nhược điểm của Cảm biến áp suất lốp gắn trong

Nhược điểm của cảm biến áp suất lốp van trong là:

  1. Phải ra lốp (tháo) để lắp van cảm biến
  2. Phải cân bằng động sau khi lắp van
  3. Không tự kiểm tra, thay pin được (phải ra thợ lốp)
  4. Phải nhắc thợ thay lốp cẩn thận, vì đôi khi thợ không biết có van TPMS bên trong

Một vài lời khuyên cho bạn

Bạn có thể đã biết ưu nhược điểm của cảm biến áp suất lốp gắn trong van. Tuy những nhược điểm bất tiện có thể khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên điều đó là không cần thiết. Bởi vì:

  • Thứ nhất, chi phí ra vào lốp chỉ khoảng 10$, tức 200-300 ngàn đồng. Đổi lại bạn sẽ nhận được những ưu thế khi dùng loại van trong này.
  • Thứ hai, việc thay pin vốn dĩ rất hiếm khi phải thực hiện. Vì chu kỳ sống của pin cho TPMS gắn trong khoảng 4-5 năm. Bạn thay 1 lần duy nhất vào năm thứ 5, thì bạn dùng tiếp đến năm thứ 10. Như vậy cũng đã quá lâu đối với vòng đời của 1 chiếc xe.

Một số bài viết liên quan:

Bạn có thể xem thêm về các loại cảm biến hiện nay (cập nhật thường xuyên) tại đây: Cảm biến áp suất lốp hiện nay

5/5 - (18 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Vui lòng cho biết bạn mong muốn cải thiện điều gì

    Cảm ơn bạn đã dành thời gian đánh giá
    Chia sẻ bài viết
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam

      Hotline ICAR