Nên dùng cảm biến áp suất lốp van gắn trong hay ngoài?
Ngoài việc lựa chọn 5 kiểu cảm biến áp suất lốp theo màn hình. Thì cũng rất nhiều người phân vân nên lựa dùng cảm biến áp suất lốp van gắn trong hay gắn ngoài. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng phân tích những ưu nhược điểm, lợi hại của từng loại nhé.
Ưu nhược điểm của hai loại cảm biến áp suất lốp van ngoài và van trong
Ưu nhược điểm của cảm biến áp suất lốp gắn ngoài
Ưu điểm của cảm biến áp suất lốp gắn ngoài
- Không cần ra lốp (tháo lốp) để lắp van cảm biến, nên ai cũng làm được
- Không phải cân bằng động sau khi lắp van
- Không cần can thiệp gì vào xe
- Có thể tự thay pin cho đầu van cảm biến
Nhược điểm của cảm biến áp suất lốp van gắn ngoài
- Các van (đầu cảm biến) được lắp ngay bên ngoài van lốp. Nên có thể bị những người hiếu động nghịch ngợm phá hoại, trộm cắp.
- Công đoạn bơm phức tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn chút vì phải vặn mở đầu van bằng cà lê chuyên dụng
- Pin có tuổi thọ ngắn hơn (khoảng 2 năm)
- Về mặt hình thức sẽ rườm rà, lôi thôi hơn loại cảm biến đặt trong lốp
- Độ chính xác thấp hơn cảm biến van gắn trong lốp do tác động của môi trường
- Khi bơm lốp sẽ ko biết áp suất lốp lúc bơm vì phải tháo van ra, nên khó khăn để bơm chính xác áp suất lốp. Mặc dù có đồng hồ theo máy bơm xe. Nhưng thường sau khi bơm xong 4 bánh thì áp suất thực tế hiển thị trên màn hình cảm biến vẫn không đều nhau.
- Van của xe thường bằng cao su, lắp van ngoài vào khi mở van phải siết ốc khá mạnh. Nhiều lần bơm có rủi ro làm hỏng van cao su của lốp.
- Khi lốp xe đi vào đoạn đường hẹp có vật cản 2 bên, lốp sát với tường có thể bị gãy van, rách cao su chân van.
Ưu nhược điểm của cảm biến áp suất lốp gắn trong
Ưu điểm của Cảm biến áp suất lốp gắn trong
- Ưu điểm thứ nhất của cảm biến áp suất lốp gắn trong là các van (đầu cảm biến) được giấu bên trong lốp. Như vậy thì bạn đã hình dung được rồi. Chúng sẽ an toàn hơn trước những đứa trẻ hiếu động, kẻ phá hoại
- Loại cảm biến có van gắn bên trong, thì đầu van thò ra ngoài sẽ thay thế van cũ của lốp. Việc bơm hơi cho lốp hoàn toàn giống như khi chưa lắp cảm biến. Không khó khăn như loại van ngoài, phải mở van bằng cờ lê mới bơm được
- Pin khá khỏe, sử dụng từ 4-5 năm mới cần thay.
- Gọn gàng hơn về mặt hình thức.
Nhược điểm của Cảm biến áp suất lốp gắn trong
- Phải ra lốp (tháo) để lắp van cảm biến, mất công ra vào lốp
- Phải cân bằng động sau khi lắp van
- Không tự kiểm tra, thay pin được (phải ra thợ lốp)
- Phải nhắc thợ thay lốp cẩn thận, vì đôi khi thợ ít kinh nghiệm không biết có van TPMS bên trong
Nên dùng cảm biến áp suất lốp van gắn trong hay gắn ngoài?
Qua những phân tích ưu điểm, nhược điểm ở trên cho thấy cảm biến van gắn ngoài có khá nhiều nhược điểm. Trong khi đó cảm biến áp suất lốp van gắn trong lại thể hiện nhiều ưu thế. Theo thực tế trên thị trường hiện nay, số lượng tiêu thụ cảm biến áp suất lốp van gắn ngoài đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Thay vào đó, loại van gắn trong chiếm đại đa số. Tức là có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ trong nhu cầu tiêu thụ của hai loại van cảm biến. Tuy nhiên, việc lựa chọn sử dụng van ngoài hay trong vẫn còn tùy vào nhu cầu, sở thích, và điều kiện của mỗi cá nhân. Bài viết chỉ cung cấp các nội dung kiến thức để bạn có thể đối chiếu với nhu cầu của bản thân và lựa chọn đúng đắn nhất.
Bài liên quan: