➢ 1001 câu hỏi thường gặp về Cảm biến áp suất lốp ô tô – Hỏi đáp
Để giải đáp những thắc mắc về cảm biến áp suất lốp ô tô. Tác giả xin chia sẻ tới quý độc giả hàng loạt những câu hỏi kèm theo trả lời ngắn gọn nhất. Với những câu hỏi mà câu trả lời sẽ dài, tác giả sẽ dẫn liên kết tới trang mà chứa câu trả lời đầy đủ.
Cảm biến áp suất lốp (hay hệ thống cảnh báo áp suất lốp TPMS) là bộ thiết bị đo nhiệt độ, áp suất lốp xe và cảnh báo cho người dùng qua màn hình và-hoặc âm thanh.
Trong tiếng anh, cảm biến áp suất lốp là Tire-pressure monitoring system (viết tắt là TPMS). Dịch nguyên văn là Hệ thống giám sát áp suất lốp
Hai thông số cơ bản là Áp suất và Nhiệt độ. Ngoài ra còn hiển thị những thông tin và cảnh báo khác tùy theo hãng sản xuất.
Bộ cảm biến áp suất lốp gồm 3 bộ phận cơ bản là: Van cảm biến + Cục thu tín hiệu và xử lý + Màn hình hiển thị. Những bộ cảm biến dùng màn hình có sẵn thì chỉ gồm 2 thành phần.
Hiện tại có 5 loại phổ biến:
– Kiểu màn hình gắn chân tẩu sạc (rất bền và linh hoạt)
– Kiểu màn hình đặt taplo (thường tích hợp pin và tấm năng lượng mặt trời)
– Kiểu màn hình gắn lỗ chờ (không phải xe nào cũng có, thường là Honda, Toyota, Mitsubishi, Suzuki loại mới, và một số xe có lỗ chờ như Subaru)
– Kiểu màn hình ODO (cảm biến kiểu Zin theo xe)
– Kiểu màn hình android (kết nối USB hoặc Bluetooth)
Có hai loại: Van gắn ngoài và Van gắn trong
Đơn giản là lắp van vào lốp mà không cần tháo lốp nên ai cũng lắp được. Không cần đến thợ
Nhược điểm là dễ mất trộm, bị phá, độ chính xác cũng kém hơn van trong. Khi bơm hơi bất tiện vì phải có công cụ mở van. Pin thường chỉ dùng được 2-3 năm.
Chuyên nghiệp hơn, chính xác hơn, pin trâu hơn. Và không bị kẻ xấu phá hoại, trộm cắp.
Khó tháo lắp, phải ra garage mở lốp.
– Bước 1: Ra lốp
– Bước 2: Thay van cũ bằng van TPMS
– Bước 3: Vào lốp
– Bước 4: Bật màn hình hiển thị cảm biến áp suất
– Bước 5: Bơm hơi, khớp lốp
– Bước 6: Cân bằng động
– Bước 7: Gắn lại lốp vào xe và siết cân lực
Ước lượng chi phí lắp đặt (công ra vào lốp, cân bằng động) khoảng 2$ mỗi lốp.
Thường dùng hết 1 chu kỳ pin (4-5 năm) thì có thể thay mới. Việc thay pin khá tốn công. Đối với các loại cảm biến nói chung, thời gian sử dụng lâu sẽ suy giảm độ chính xác.
Trước tiên thực hiện khởi động lại các modul. Nếu không được thì thay mới.
Khái niệm RESET không chính xác. Nên gọi là “khởi động lại – Restart”. Hãy tắt nguồn, tháo pin,… để chạy lại nếu có lỗi. Xem thêm
– ELLISAFE của ICAR
– Fobo tire
– Steelmate
– Xiaomi
– Goodyear
– Ngoài ra còn Lotus, Vietmap, Careud, Carcam, Cartech, Caska, Kenzo, Ksi,…
Ở một số quốc gia thì có bắt buộc, tuy nhiên ở Việt Nam thì chưa. Song điều này có thể được đưa vào luật của Việt Nam bất kỳ lúc nào. Còn việc lắp cảm biến áp suất cho lốp là vì mục tiêu an toàn trên hết.
Hiện tại Nissan, Teana, Navara, Hyundai, KIA, Volkswagen, Audi có thể lắp cảm biến áp suất lốp zin theo xe. Để biết xe mình lắp được không, hãy kiểm tra biểu tượng TPMS trên màn hình ODO. Hoặc liên hệ kỹ thuật của ICAR giải đáp.
Đó là những cảm biến áp suất lốp Android. Phần mềm chạy trên Android có khả năng cải tiến mạnh mẽ. Hỗ trợ cảnh báo thông mình hơn.
Nếu mua thương hiệu ELLISAFE thì có thể đến các đại lý của ICAR Việt Nam. Nếu là các thương hiệu khác, hãy liên hệ với hãng để tìm địa chỉ gần nhất. Hoặc đặt mua trực tuyến rồi mang tới gara gần nhất lắp đặt.