• Liên hệ mua hàng
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Hệ thống đại lý

Những điểm Phạt Nguội Hà Nội lắp Camera 10/2024

Hoàng Thị Thùy Linh
22/08/2021
Hình ảnh chi tiết bài viết ICAR.VN

Phạt nguội đang là một trong những phương án hiện đại để xử lí các vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Việc áp dụng các sản phẩm khoa học kĩ thuật vào hỗ trợ cho việc quản lí các vấn đề về giao thông đang là bước tiến lớn của giao thông Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng dành cho giao thông nước ta còn yếu kém. Đường nhỏ nhưng lại có lượng phương tiện giao thông rất lớn. Việc quy hoạch hạ tầng thành phố cũng ảnh hưởng rất lớn đến giao thông. Vì vậy, việc quản lí và điều tiết giao thông rất khó khăn. Lực lượng cảnh sát giao thông không thể ngày đêm túc trực ở tất cả các tụ điểm được. Vấn đề ùn tắc hay xảy ra tai nạn do lỗi từ các lái xe vẫn đang là vấn đề nan giải.

Phạt nguội chính là giải pháp được áp dụng ở nhiều nơi trong thời gian gần đây. Tuy nó có thể hỗ trợ quản lí, tác động, chỉnh đốn hành vi của người lái xe. Thế nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề. Hãy cùng Icar chia sẻ về vấn đề này nhé!

Phát hiện vi phạm giao thông qua Camera giao thông

Phát hiện vi phạm giao thông qua Camera giao thông

Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức xử lí vi phạm gián tiếp. Có thể tạm hiểu là việc xử phạt vi phạm giao thông sau khi người vi phạm đã thực hiện hành vi vi phạm được một thời gian trước đó. Phương tiện vi phạm các lỗi khi tham gia giao thông sẽ không bị xử lí trực tiếp ngay mà khoảng từ 2 đến 5 ngày sau mới bị xử lí.

Phạt nguội chỉ dùng cho các lỗi vi phạm được phát hiện thông qua các phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng. Các thiết bị này thường được lắp đặt tại các ngã 3, ngã 4 hoặc các đoạn đường trọng điểm. Hoặc lỗi này được thu lại bằng thiết bị kĩ thuật của tổ chức, cá nhân và thông tin, hình ảnh được đăng tải lên các phương tiện thông tin, đại chúng.

Sau khi nhận được thông tin về các trường hợp vi phạm, trung tâm xử lý sẽ tiến hành truy xuất và tìm ra chủ nhân của các phương tiện vi phạm. Họ sẽ gửi thông báo đến đối tượng vi phạm, những người đó sẽ được mời đến cơ quan công an để làm việc và nhận mức phạt thích đáng.

Phạt nguội dựa trên hình ảnh do Camera giao thông ghi lại

Phạt nguội dựa trên hình ảnh do Camera giao thông ghi lại

Camera phạt nguội là gì?

Camera phạt nguội hay camera giao thông là loại camera được sử dụng trong lĩnh vực giao thông. Được lắp tại các tụ điểm đông người qua lại như ngã 3, ngã 4. Camera này ghi lại toàn bộ diễn biến xảy ra trong khu vực mà nó quan sát được.

Đặc biệt nó còn có 2 tính năng nổi bật so với những loại camera khác. Trước hết là tính năng nhận dạng biển số xe. Đây là tính năng hỗ trợ đắc lực cho việc phát hiện xe vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ,.. Thậm chí là phát hiện ra xe ăn trộm hoặc xe của tội phạm.

Thứ 2 là hệ thống cảm biến ánh sáng cực nhạy. Cho dù là ban ngày hay ban đêm, dù ở điều kiện thiếu sáng, Camera giao thông vẫn có thể ghi lại hình ảnh hết sức sắc nét.

Chính vì thế, camera này trở thành cánh tay đắc lực cho lực lượng chức năng. Việc trích xuất hình ảnh vi phạm rõ ràng, sắc nét, khiến người vi phạm đồng ý với phần lỗi của mình.

Xem thêm bài viết: ​Địa điểm bán cảm biến áp suất lốp gắn ngoài giá rẻ

Các lỗi vi phạm giao thông bị phạt nguội thường gặp

Hầu hết các lỗi vi phạm giao thông khi được Camera ghi lại thì đều phải bị xử lí như bình thường. Dưới đây là những lỗi phổ biến hay bị phạt nguội. Icar xin chia sẻ đến bạn để ta cùng tránh vi phạm nhé!

Chuyển làn không có tín hiệu báo trước (Không Xi nhan)

Mức phạt Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có)
Xe máy Ô Tô
100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm i Khoản 1 Điều 6) 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 5)
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc (Điểm g Khoản 5 Điều 5) Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu vi phạm trên cao tốc (Điểm b Khoản 11 Điều 5)

Chuyến hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ

Mức phạt Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có)
Xe máy Ô Tô
400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 3 Điều 6)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm c Khoản 3 Điều 5)

Vượt đèn đỏ, đèn vàng

(Lưu ý: Đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ)

Mức phạt Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có)
Xe máy Ô Tô
600.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm e, khoản 4, Điều 6)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 5 Điều 5)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 10 Điều 6)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b, c Khoản 11 Điều 5)

Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (Đi sai làn)

Mức phạt Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có)
Xe máy Ô Tô
400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm g Khoản 3 Điều 6)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

(Điểm đ Khoản 5 Điều 5)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 10 Điều 6)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b Khoản 7 Điều 6)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm a Khoản 7 Điều 5)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5)

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

Mức phạt Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có)
Xe máy Ô Tô
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

(Khoản 5 Điều 6)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

(Điểm c Khoản 5 Điều 5)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Điểm b Khoản 10 Điều 6)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b Khoản 7 Điều 6)

 

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm a Khoản 7 Điều 5)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

(Điểm c Khoản 10 Điều 6)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5)

16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc

(Điểm a Khoản 8 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng

(Điểm đ Khoản 11 Điều 5)

Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách

Đây là lỗi mà rất nhiều xe máy gặp phải. Lỗi này chủ phương tiện sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng (Điểm i Khoản 2 Điều 6).

Đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển

Mức phạt Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có)
Xe máy Ô Tô
400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm i Khoản 3 Điều 6)

1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 5)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Điểm b Khoản 10 Điều 6)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5)

Điều khiển xe chạy quá tốc độ

Mức phạt Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có)
Xe máy Ô Tô
Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 05 km/h

(Điểm c Khoản 2 Điều 6)

Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 05 km/h

(Điểm a Khoản 3 Điều 5)

200.000 đồng đến 300.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.

(Điểm c Khoản 2 Điều 6)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.

(Điểm a Khoản 3 Điều 5)

600.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h

(Điểm a Khoản 4 Điều 6)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h

(Điểm i Khoản 5 Điều 5)

 

 Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.

(Điểm a Khoản 7 Điều 6)

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h

(Điểm a Khoản 6 Điều 5)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 10 Điều 6)

 

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

(Điểm c Khoản 7 Điều 5)

 

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5)

Thời gian thông báo phạt nguội

Khi bạn vi phạm từ 3 ngày đến 3 tháng bạn sẽ nhận được thông báo nộp phạt. Tùy vào hiệu suất làm việc của CSGT mà thông báo sẽ đến sớm hoặc muộn hơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện giao thông. Sau đó lực lượng chức năng mới gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm.

Quy trình phạt nguội

Hiện nay, tất cả các cơ quan thực hiện việc phạt nguội đều thực hiện theo quy trình 6 bước sau:

Bước 1: Thu thập hình ảnh vi phạm (từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc từ tổ chức, cá nhân cung cấp…). Cảnh sát giao thông và hệ thống camera tự động sẽ phát hiện các xe vi phạm sau đó truyền dẫn về trung tâm giám sát.

Bước 2: Trích xuất hình ảnh. Tiến hành in ấn ảnh chụp hoặc cắt riêng video có liên quan đến hành vi vi phạm.

Bước 3: Lập hồ sơ vi phạm, in thông báo. Hồ sơ bao gồm giấy tờ yêu cầu nộp phạt, hình ảnh đã trích xuất từ camera minh chứng cho lỗi vi phạm.

Bước 4: Phát hành thông báo cho chủ phương tiện. CSGT sẽ gửi thông báo bằng chuyển phát nhanh đến chủ phương tiện. Đây vừa là thông báo, vừa là giấy mời chủ phương tiện đến làm việc.

Bước 5: Phối hợp với chủ phương tiện giải quyết vụ việc vi phạm. Xác nhận các lỗi và mức nộp phạt với chủ phương tiện.

Bước 6: Cập nhật kết quả xử lý và kết thúc hồ sơ. Sau khi xác nhận chủ phương tiện đã hoàn thành các mức phạt và kí tên biên bản, CSGT sẽ kết thúc hồ sơ phạt nguội.

Nộp tiền phạt nguội giao thông ở đâu?

Các bạn có thể nộp phạt nguội qua các cách sau:

– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

– Nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại nơi kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

– Nộp phạt thông qua hệ thống dịch vụ bưu điện (người vi phạm đăng ký với cơ quan cảnh sát giao thông bằng cách ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm).

– Nộp phạt trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn).

Lưu ý rằng không phải tỉnh này nào cũng có thể áp dụng hết toàn bộ những hình thức nộp phạt này. Tùy vào đặc điểm của sở tại, mỗi cơ quan sẽ có phương án nộp phạt riêng phù hợp. Bạn nên trao đổi kĩ với cơ quan công an gửi giấy phạt để được tư vấn nộp phạt đúng nơi, đúng hạn.

Tham khảo thêm: Top 10 Bãi đỗ, đậu, gửi xe bệnh viện Hòa Hảo giá rẻ

Những lưu ý khi đi nộp phạt

Khi đi nộp phạt, chủ phương tiện cầu lưu ý những điều sau để có thể phối hợp giải quyết vụ việc nhanh chóng.

Bạn cần sắp xếp đi đúng ngày giờ được ghi trên thông báo. Với mỗi hồ sơ đều có hạn chót giải quyết, vì vậy nếu để quá chậm trễ sẽ thêm nhiều vấn đề phiền phức.

Người vi phạm hoặc chủ phương tiện cần mang theo thông báo vi phạm. Đồng thời cần mang đầy đủ giấy tờ liên quan đến phương tiện và người điều khiển phương tiện vi phạm. Tiếp đó, nộp các giấy tờ liên quan cho cán bộ tiếp dân và đợi gọi tên theo thứ tự. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy hoặc làm mất trật tự.

Khi được xem hình ảnh và video vi phạm, cần xem xét kĩ đó có phải là phương tiện của mình hay không? Mặc dù rất hiếm gặp tình trạng nhầm lẫn, thế nhưng bạn cũng cần hết sức cẩn thận. Việc xác định các lỗi của phương tiện đôi lúc cũng khá khó khăn, nhất là vào ban đêm. Vì thế ở những trường hợp bất khả kháng bạn hãy cứ mạnh dạn trao đổi với các cán bộ để được trao đổi thêm về lỗi và mức phạt nhé!

Sau khi nộp phạt và biên lai nộp phạt, trước khi ra về bạn nhớ nhận lại giấy tờ bị tạm giữ. Xác nhận lần cuối với cán bộ tiếp dân về các thủ tục. Đảm bảo xe của bạn không còn vấn đề gì liên quan đến pháp luật.

Phạt nguội có bị giam bằng không?

Như đã chia sẻ ở trên, dù là phạt nguội hay “phạt nóng” thì chủ phương tiện hoặc người vi phạm vẫn bị xử lí theo luật giao thông đường bộ.

Sau khi đến nộp phạt, nếu phương tiện của bạn vi phạm lỗi có hình thức xử phạt là tước bằng lái xe thì bạn sẽ không nhận lại được bằng lái cho đến khi đủ thời hạn.

Cụ thể đối với các lỗi như: vượt đèn đỏ, đèn vàng, đi sai làn đường quy định, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, điều khiển xe chạy quá tốc độ đều bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ít nhất là 1 tháng.

Bạn đến các cơ quan chức năng nộp phạt càng sớm thì ngày áp dụng tước bằng lái càng kết thúc sớm.

Phạt nguội bao lâu thì hết hiệu lực?

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về thời gian hết hiệu lực phạt nguội. Chỉ khi bạn đã nộp phạt đầy đủ thì hồ sơ, giấy tờ nộp phạt mới kết thúc. Nghĩa là phạt nguội có giá trj vô thời hạn cho đến khi bạn hoàn thành mức phạt và các giấy tờ liên quan.

Đây vẫn là một trong những vấn đề gây bức xúc cho nhiều người. Bởi nhiều tình huống chủ phương tiện không biết mình vi phạm đã sang tên đổi chủ xe. Đến khi phát hiện ra thì rất khó khăn trong việc hoàn thành các giấy tờ nộp phạt. Gây phiền hà cho nhiều người.

Không chấp hành phạt nguội có sao không?

Theo thống kê, từ khi áp dụng việc phạt nguội, tỉ lệ chấp hành đóng phạt chỉ chiếm từ 10%-20%. Số còn lại vẫn chây ì hoặc chưa liên lạc được chủ phương tiện vì nhiều nguyên nhân. Có thể thấy, việc chấp hành phạt nguội, vẫn chưa được nhiều chủ phương tiện nghiêm túc thực hiện.

Đối với những trường hợp sau 15 ngày gửi thông báo vi phạm lần 1 mà chủ phương tiện chưa đến, CSGT in phiếu báo lần 2 gửi đến Công an phường, xã, thị trấn nơi chủ phương tiện thường trú. Công an địa phương sẽ chuyển thông báo vi phạm đến chủ xe và mời chủ xe đến trụ sở CSGT đã ra thông báo vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định của pháp luật.

Nếu chủ phương tiện vẫn không đến phối hợp giải quyết vụ việc vi phạm theo thông báo của CSGT, thì sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định.

Khi phương tiện đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm sẽ thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm. Sau đó vẫn tiến hành kiểm định nhưng các giấy tờ chỉ có hiệu lực 15 ngày. Sau khi hoàn thành xong các đơn từ xử phạt vi phạm thì mới được xóa cảnh báo phương tiện và khôi phục đăng kiểm theo quy định.

Hiện nay, đây là chế tài duy nhất cho việc không chấp hành thông báo phạt nguội.

Cách tra cứu phạt nguội

Hiện nay có đến 4 cách để tra cứu phạt nguội, các bạn cùng theo dõi và lựa chọn cách phù hợp với mình nhất nhé!

Tra cứu trên website Cục Cảnh sát giao thông

Từ ngày 01/6/2019, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã cho ra mắt phần mềm quản lý Giấy phép lái xe. Tại đây, người dân có thể tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh đối với ô tô, xe máy, xe đạp điện bằng cách nhập biển số xe.

Chỉ qua vài bước đơn giản, mọi thông tin về biển số xe, thời gian, địa điểm, đơn vị phát hiện vi phạm sẽ được hiển thị. Đồng thời, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện có thể liên hệ địa chỉ, số điện thoại để giải quyết xử lý tại các đơn vị công an nơi phát hiện vi phạm.

Để tiến hành tra cứu, người dân tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông: http://www.csgt.vn/. Mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh nằm phía bên phải màn hình.

Bước 2: Nhập đầy đủ Biển kiểm soát phương tiện cần kiểm tra và chọn loại phương tiện (Ô tô hoặc xe máy)

Bước 3: Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống)

Bước 4: Nhấn Tra cứu để tìm kết quả.

Lúc này hệ thống sẽ trả về kết quả vi phạm giao thông của phương tiện qua camera. Nếu không tìm thấy kết quả tức là xe không bị phạt nguội.

Tra cứu trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam

Bước 1: Vào trang web của cục Đăng kiểm Việt Nam tại địa chỉ www.vr.org.vn sau đó vào mục Tra cứu kiểm định xe cơ giới bên phải màn hình hoặc bấm trực tiếp vào link sau: http://app.vr.org.vn/ptpublic/;

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin để thực hiện tra cứu.

Đối với xe biển 5 số: Biển trắng thêm chữ T vào cuối, biển xanh thêm chữ X.

Tương tự với số tem, giấy chứng nhận hiện tại nhập dấu “-“ phân cách giữa chữ cái và chữ số.

Bước 3: Màn hình sẽ hiển thị thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện ở dưới cùng.

Nếu xe bị phạt nguội mọi thông tin sẽ được liệt kê trong phần kết quả trả về.

Nếu phần này trống có nghĩa là phương tiện đó không bị phạt nguội, việc đăng kiểm diễn ra bình thường.

Nếu dưới mục này xuất hiện một ô màu đen với thông tin xử lý vi phạm bên trong, chứng tỏ phương tiện này chưa hoàn thành việc đóng phạt nguội và sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Lưu ý: cách này chỉ dùng cho phương tiện là ô tô.

Kiểm tra trực tiếp trên website của Sở giao thông Vận tải

Cách này chỉ áp dụng được với những tỉnh thành có tích hợp tra cứu phạt nguội trên website. Ví dụ như t ại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể truy cập vào website: http://www.giaothong.hochiminhcity.gov.vn/tracuu/#home/VIPHAM nhập các thông tin theo yêu cầu để tiến hành tra cứu. Hãy thử vào trang web của sở giao thông vận tải tỉnh mình để xem thông tin nhé!

App tra cứu phạt nguội

Bạn cũng có thể tra cứu phạt nguội trên điện thoại bằng app một cách vô cùng đơn giản.

Bước 1: Bạn tìm kiếm ứng dụng trên Google Play hoặc AppStore với từ khóa Kgo hoặc nhấp vào link tải cho Android/ iOS. Sau đó, bạn tiến hành tải ứng dụng và cài đặt.

Ứng dụng hỗ trợ tra cứu phạt nguội

Ứng dụng hỗ trợ tra cứu phạt nguội

Bước 2: Tại màn hình chính của ứng dụng, bạn chọn Phạt nguội, sau đó nhập biển số xe và tìm kiếm. Nếu xe của bạn có bất kỳ vi phạm nào sẽ được hiển thị ngay bên dưới.

Tra cứu nhanh chóng bằng cách nhập biển số xe

Tra cứu nhanh chóng bằng cách nhập biển số xe

Nếu có vi phạm, các thông tin hiển thị bao gồm: Thời gian vi phạm, vị trí vi phạm, đội cảnh sát xử lý vi phạm, số điện thoại liên hệ,…

Nếu không có vi phạm, màn hình sẽ hiển thị kết quả như hình dưới.

Kết quả hiển thị nếu bạn không có phạt nguội

Kết quả hiển thị nếu bạn không có phạt nguội

Các địa điểm lắp Camera phạt nguội ở Hà Nội 2021

Từ năm 2019, Hà Nội đã tăng cường phạt nguội phương tiện qua camera. Vì thế, các phương tiện nên lưu ý tuân thủ đúng luật dù không có mặt của lực lượng chức năng.

Dưới đây là các tuyến phố, con đường, ngã 3, 4, 5, nút giao thông trọng yếu có hệ thống camera phạt nguội tại Hà Nội.

  • Điện Biên Phủ – Trần Phú
  • Phan Đình Phùng – Hùng Vương
  • Ô Chợ Dừa
  • Đại Cồ Việt – Giải Phóng
  • Quán Thánh – Thanh Niên
  • Xuân Thủy – Nguyễn Phong Sắc
  • Giảng Võ – Cát Linh
  • Giảng Võ – Láng Hạ
  • Láng Hạ – Thái Hà
  • Láng Hạ – Đường Láng
  • Phố Huế – Trần Khát Chân
  • Phan Đình Phùng – Hàng Cót
  • Thanh Niên – Yên Phụ
  • Giải Phóng – Kim Đồng
  • Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến
  • Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt
  • Phạm Văn Đồng – Cổ Nhuế
  • Phạm Văn Đồng – Xuân Đỉnh
  • Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến
  • Khuất Duy Tiến – Trần Duy Hưng
  • Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch
  • Âu Cơ – Lạc Long Quân
  • Phạm Văn Đồng – Bộ Công An
  • Hoàng Cầu – La Thành
  • Phạm Hùng – Mễ Trì
  • Kim Mã – Núi Trúc
  • Phố Huế – Hàng Bài
  • Tuyến đường Nguyễn Thái Học
  • Tuyến đường Tây Sơn
  • Tuyến đường Bà Triệu
  • Tuyến đường Tràng Tiền
  • Tuyến đường Đinh Tiên Hoàng
  • Tuyến đường Hai Bà Trưng
  • Tuyến đường Cầu Giấy
  • Thăng Long – Nội Bài
  • Nhật Tân – Nội Bài mới

Lợi dụng hình thức phạt nguội để lừa đảo

Thời gian gần đây, lợi dụng hình thức phạt nguội, kẻ gian đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân. Theo ghi nhận của cơ quan công an, chúng sử dụng chiêu trò dùng những số điện thoại lạ và không xác định gọi đến tự xưng là tổng đài của Cảnh sát giao thông. Gọi đến để thông báo xe của bạn bị phạt nguội, thời gian giải quyết đã hết hạn nhưng vẫn hoàn tất thủ tục.

Ngay từ đầu, chúng gây tâm lí hoang mang, lo sợ cho người dân. Sau đó, chúng liên tiếp đặt những câu hỏi khiến cho mọi người càng thêm rối trí. Ví dụ như: Anh chị đã nhận được biên bản xử phạt chưa? Anh chị có gây tai nạn giao thông vào ngày…. tháng… năm…. tại… không? Tiếp đó chúng thông báo về các biên bản xử phạt đã quá hạn Rồi yêu cầu con mồi cung cấp thông tin cá nhân để gửi lại thông báo về hành vi vi phạm. Sau đó chúng vờ rằng tất cả các lỗi vi phạm đều đã quá hạn giải quyết, yêu cầu chuyển tiền gấp.

Từng bước, chúng dẫn dắt người nghe máy chuyển tiền vào tài khoản đã lập sẵn. Hoặc chúng ép gửi mã OTP của ngân hàng dưới vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lí. Không dừng lại ở đó, chúng còn khiến người bị hại nghĩ rằng chúng đang giúp họ. Vì thế yêu cầu nạn nhân giữ bí mật. Nhiều trường hợp dù đã mất tiền oan nhưng có người vẫn không dám công khai sự thật. Điều đó khiến công tác điều tra của cơ quan công an trở nên khó khăn hơn nhiều.

Một số khuyến cáo với người dân

Phương án Phạt nguội dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng vẫn tồn tại nhiều vấn đề băn khoăn. Vì thế, để bảo vệ minh và người thân, ta cần lưu ý những vấn đề như sau:

Chấp hành nghiêm Luật giao thông đường bộ

Ta cần chấp hành nghiêm mọi điều luật trong quá trình tham gia giao thông. Đây là phương cách giúp ta tránh khỏi những rắc rối không đáng có. Nó còn là cách đem đến an toàn cho bản thân và mọi người. Thực hiện tốt văn hóa giao thông là hành động của người văn minh.

Chấp hành thông báo của cơ quan chức năng khi có vi phạm

Mặc dù chưa có nhiều chế tài cho việc phạt nguội. Thế nhưng dù là phạt nóng hay nguội. Khi bạn đã vi phạm thì phải nghiêm chỉnh chấp hành thông báo của cơ quan chức năng. Ta phải tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Thực hiện đúng theo thông báo, hướng dẫn của cơ quan chức năng cũng là cách để bạn giúp mình tránh khỏi những rắc rối không đáng có.

CSGT chỉ thông báo phạt nguội qua đường bưu điện

Cơ quan công an chỉ thông báo phạt nguội qua đường bưu điện. Nếu như quá hạn giải quyết thì sẽ liên kết với công an để gửi thông báo lần 2 đến người vi phạm. Tuyệt đối không có trường hợp thông báo vi phạm qua điện thoại. Vì vậy người dân cần hết sức cảnh giác với những tin nhắn, cuộc gọi mạo danh CSGT.

Khi gặp phải những trường hợp trên. Ta cần hết sức bình tĩnh và thông báo chuyện này với người thân để cùng giải quyết. Tuyệt đối không chuyển tiền và cung cấp thông tin cá nhân. Sau đó có thể thông báo đến cơ quan công an để xác minh, làm rõ vụ việc. Báo án và hỗ trợ công an tìm ra kẻ lừa đảo là bạn đã giúp cho nhiều người không lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Thường xuyên tra cứu lỗi vi phạm

Nếu bạn thường xuyên phải chạy xe đường dài, thời gian tham gia giao thông nhiều thì để bảo vệ mình và phương tiện bạn nên thường xuyên tra cứu xem xe của mình có vi phạm gì hay không? Đây là hành động văn minh thể hiện bạn là người có văn hóa, trách nhiệm. Khi thường xuyên tra cứu bạn sẽ tránh khỏi nhiều rắc rối. Thêm đó bản thân ta cũng có ý thức hơn trong việc điều chỉnh hành vi khi tham gia giao thông.

Trước khi sang tên đổi chủ cần đảm bảo hoàn thành mọi giấy tờ vi phạm

Điều này vô cùng quan trọng, bởi nếu không nộp phạt thì phương tiện của bạn không thể đăng kiểm được. Trường hợp này thường rơi vào những người mua xe cũ. Nhiều tình huống dở khóc, dở cười khiến lực lượng cảnh sát giao thông cũng khó giải quyết. Bởi người mua xe không vi phạm nhưng buộc phải nộp phạt thì xe mới tiếp tục lưu hành được. Nó trở thành bài học cho tất cả mọi người. Trước khi mua lại một chiếc xe nào đó, bạn đừng quên kiểm tra kĩ vấn đề này nhé!

Kết luận

Khái niệm Camera phạt nguội là gì? Camera phạt nguội như thế nào ắt hẳn vẫn còn khá xa lạ đối với người dân hiện nay. Tuy nhiên, nếu đã là người tham gia điều khiển phương tiện giao thông thì bắt buộc bạn phải tìm hiểu về các tuyến đường gắn Camera phạt nguội. Cũng như biết được cách nhận biết camera phạt nguội là như thế nào. Mặc dù hiện nay, phương án Phạt nguội còn ẩn chứa nhiều vấn đề chưa thể giải quyết. Ví như hệ thống xử phạt hành chính do vi phạm giao thông ở nước ta chưa được đồng bộ. Vì vậy, để chấp hành đúng quy định người dân vẫn vấp phải nhiều tình huống nan giải. Ví như bạn vi phạm về tốc độ ở Nghệ An, nhưng vài ngày sau bạn đã về đến nhà là ở Hà Nội mới phát hiện mình bị phạt nguội. Việc bạn phải quay lại Nghệ An để nộp phạt là điều rất khó thực hiện. Ngoài vấn đề về đăng kiểm, vẫn chưa có chế tài nào cho việc chấp hành các quy định trong phạt nguội. Đây cũng là băn khoăn lớn của các lực lượng chức năng.

Bài viết trên của chúng tôi đã chia sẻ một số các điểm phạt nguội ở Hà Nội 2022 hiện nay. Cũng như cách tra cứu phạt nguội tại Hà Nội. Thực sự vấn đề lập danh sách phạt nguội Hà Nội 2022 nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn là một câu chuyện dài còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, đây vẫn là một phương án có hiệu quả. Khi có camera giám sát, lái xe có ý thức hơn trong hành vi của mình. Phạt nguội giúp cảnh sát giao thông làm việc nhẹ nhàng và công tâm hơn, tránh được các vấn đề tiêu cực. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về phạt nguội. Bạn còn thắc mắc hay muốn chia sẻ thêm thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Xem thêm bài viết:

5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Vui lòng cho biết bạn mong muốn cải thiện điều gì

    Cảm ơn bạn đã dành thời gian đánh giá
    Chia sẻ bài viết
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam
    Đăng ký nhận bản tin từ ICAR Việt Nam

      Hotline ICAR