Danh sách Top 10 bộ phận ô tô nhanh bị hỏng nhất?
Ô tô sau một thời gian sử dụng không tránh khỏi hư hại, ăn mòn. Cách sử dụng của lái xe ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và hiệu suất của các bộ phận. Viếp xúc với mặt đường hoặc hoạt động liên tục khiến vài bộ phận nhanh bị hỏng hơn cả. Chúng cần được ưu tiên bảo dưỡng, kiểm tra và thay thế định kỳ hơn.
Vậy đâu là những bộ phận ô tô nhanh bị hỏng nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Ắc quy
Ắc quy là một trong những bộ phận nhanh bị hỏng nhất trên ô tô. Đây là bộ phận giúp tích trữ, cung cấp nguồn điện cho quá trình hoạt động của ô tô. Có thể kể đến như: khởi động xe, cửa sổ điện, hệ thống điều hòa, khóa điện,… Việc hoạt đông liên tục như vậy, nhanh hỏng là điều không tránh khỏi. Nếu bạn thấy những dấu hiệu này, kiểm tra ắc quy để biết đến lúc cần thay hay chưa?
Khó khởi động vào buổi sáng
Nếu thấy động cơ khó khởi động với tần suất 3 lần/tuần, bạn nên đi kiểm tra. Vẫn tồn tại nhiều nguyên nhân khởi động yếu dù động cơ mạnh do các thiết bị khác. Nhưng xảy ra tần suất lớn như vậy nhiều khả năng do ắc quy.
Mức chất lỏng ắc quy thấp
Dễ dàng quan sát bên ngoài phần vỏ ắc quy để xem. Nếu mức chất lỏng thấp hơn mức quy định thì cần bổ sung hoặc thay mới ngay.
Ắc quy bị phù, rò rỉ
Đây là một trong những hiện tượng thường thấy trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Vỏ ắc quy sẽ có hiện tượng phù, sưng nở bất thường. Điều này không chỉ giảm tuổi thọ của ắc quy, giảm hiệu suất động cơ. Bạn cần thay thế ngay.
Lốp xe – Bộ phận ô tô dễ bị ăn mòn nhất
Lốp là một trong những bộ phận ô tô dễ bị hỏng và ăn mòn nhất. Chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, không tránh khỏi việc bị găm đinh, sỏi đá dăm. Việc sử dụng lốp đúng cách và bền lâu giúp tăng tuổi thọ cho lốp và động cơ xe. Thực tế tuổi thọ lốp phụ thuộc vào thói quen lái xe và địa hình thường di chuyển.
Thông thường, một bộ lốp xe sẽ sử dụng được khoảng 50.000-60.000 km hoặc không quá 10 năm từ ngày sản xuất. Cần thường xuyên kiểm tra định kỳ để bảo đảm an toàn cho lốp:
- Áp suất lốp: Kiểm tra định kỳ trước khi lái xe. Bởi lốp non gây cảm giác khó chịu khi ngồi và ảnh hưởng tới việc vận hành. Bạn có thể tự kiểm tra qua màn hình ô tô hoặc điện thoại nhờ bộ cảm biến áp suất lốp. Mọi tình trạng áp suất lốp, nhiệt độ lốp,… sẽ được gửi về điện thoại, giúp kịp thời xử lý.
- Độ mòn của lốp: Kiểm tra độ mòn của lốp, độ nứt của lốp nhiều hay ít.
> Tham khảo thêm: BÍ KÍP SỬ DỤNG LỐP Ô TÔ ĐÚNG CÁCH VÀ BỀN LÂU
Kính chắn gió & gioăng cửa
Kính chắn gió
Kính chắn gió của bạn cũng là bộ phận nhanh bị hỏng nhất trên ô tô. Kính chắn gió là bộ phận chịu lực tác động rất lớn của gió và bụi, đá dăm trên đường. Các mảnh vụn va vào kính hoặc đóng mở không đúng cách khiến kính dễ bị xước, nứt.
Gioăng cửa, gioăng kính
Bộ phận nào nhanh bị hỏng nhất trên ô tô? Gioăng kính là một trong số đó. Nó là một dải cao su ở phần viền cánh cửa ô tô, giúp làm khít, giảm tiếng ồn khi xe chạy. Ngoài ra, gioăng kính giúp bảo vệ kính không bị vỡ khi xảy ra lung lắc va chạm vừa phải. Bộ phận này rất nhanh hỏng, tùy thuộc vào lực đóng cửa, tác động từ thời tiết nắng mưa.
Thông thường, nếu được bảo quản tốt, các gioăng kính rất bền sau 7 – 10 năm sử dụng. Chẳng hạn: xe thường xuyên để ở gara có mái che, thời tiết thuận lợi, sử dụng đúng cách. Nhưng không phải lúc nào điều kiện sử dụng hay bảo quản xe cũng lý tưởng theo ý muốn. Cao su chịu tác động của thời tiết dễ bị cứng hoặc nứt, khiến giảm hiệu quả hoạt động.
Sau khi sử dụng thời gian, thấy các dấu hiệu sau bạn nhận thay gioăng kính ngay:
- Mép gioăng xẹp, ít ôm thân xe. Khi lái xe đường sóc, cua xe, có xuất hiện nhiều âm thanh va chạm, ồn.
- Nếu thấy gioăng xe mỏng, không an toàn cũng nên thay thế.
- Gioăng bị mục, hỏng hoặc đứt cũng cần thay thế ngay để đảm bảo an toàn cho xe.
Lưỡi gạt mưa ô tô
Gạt mưa là một bộ phận rất quan trọng của ô tô. Do chịu ma sát cao cùng tác động từ tia UV, khói bụi, ô nhiễm… nên gạt mưa nhanh bị xuống cấp. Đặc biệt, lưỡi gạt mưa là nơi trực tiếp tiếp xúc với gương cũng nhanh bị chai mòn. Việc gạt nước và bụi bẩn sẽ không còn sạch, làm kính dễ bị xước giảm hiệu quả.
Lưỡi gạt mưa ô tô là bộ phận nhanh bị hỏng trên ô tô, cần được thay mới định kỳ. Với khí hậu nắng mưa quanh năm như Việt Nam, lưỡi gạt mữa rất nhanh bị lão hóa. Điều này khiến chức năng bị kém đi, ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động của xe.
Dây curoa – bộ phận nhanh bị hỏng trên ô tô
Dây curoa ô tô (còn được gọi là dây đai) là bộ phận giúp kết nối và dẫn động các bộ phận. Trục cam, lốc điều hòa, hệ thống bơm trợ lực tay lái, máy bơm nước… được dẫn động liên tục và hoạt động đồng thời nhờ dây curoa.
Dây curoa cam chủ yếu được sản xuất từ cao su chất lượng cao có bố nylon bên trong giúp gia tăng tuổi thọ của dây đai, tuy nhiên không phải tất cả các động cơ đều sử dụng loại dây đai này. Ở một số mẫu động cơ có dung tích lớn, nhà sản xuất thường dùng dây curoa cam bằng xích thay cho vật liệu cao su thông thường. Các dấu hiệu sau đây cho biết bạn cần thay dây curoa:
Động cơ ô tô không quay
Động cơ sẽ không thể quay khi dây curoa cam bị đứt, gây chết máy giữa đường. Nhiều bộ phận khác trong động cơ cũng chịu ảnh hưởng nhất định.
Động cơ ô tô bị mất lửa
Động cơ ô tô bị mất lửa cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo thay dây curoa. Dây curoa cam mòn sẽ bị trượt trên trục cam, khiến xi lanh mở hoặc đóng sai thời điểm. Hoạt động đánh lửa động cơ không thao tác đúng “chuẩn”. Để lâu dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, ví dụ xe ô tô bị rung, công suất động cơ yếu. bugi bị bám bẩn,…
Vòi phun nhiên liệu
Là một bộ phận quan trọng của đường dẫn nhiên liệu. Bộ phận ô tô này cũng dễ bị hỏng nhất do hoạt động liên tục. Vòi phun được chế tạo và hoạt động với độ chính xác rất cao. Các lỗ nhỏ li ti giúp nhiên liệu được phun ra dạng sương mù, giúp tiết kiệm nhiên liệu tối đa. Lâu ngày không tránh khỏi cặn bẩn bám ở vòi phun làm giảm tiết diện. Lâu ngày gây tình trạng xăng được phun không đều (nghèo xăng), khiến máy rung, giật.
Má phanh – Bộ phận ô tô nhanh bị hỏng
Má phanh là thành phần được thay thế thường xuyên nhất của hệ thống phanh. Chúng thường bị mòn sau 3 đến 5 năm, hoặc 50.000 đến 100.000km . Xe càng nặng, má phanh càng nhanh mòn. Việc bóp phanh đột ngột do gặp tình huống bất ngờ cũng gây ra nhiều hao mòn hơn.
Việc kiểm tra và thay má phanh định kỳ sẽ giúp đảm bảo an toàn trong khi lái xe. Khi nghe thấy tiếng kêu chói tai, rung giật khi phanh, hoặc phanh không ăn, bạn cần tới gara ngay.
- Ngoài ra, sử dụng camera hành trình hoặc camera 360 độ ô tô cũng giúp an toàn hơn. Bạn sẽ hạn chế tối đa phanh đột ngột, hạn chế trầy xước xe. Hình ảnh trước sau và quanh xe sẽ được kiểm soát, cho bạn thời gian đưa ra quyết định.
Bugi – Bộ phận ô tô dễ bị hỏng ảnh hưởng tới động cơ
Bugi là bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa, rất quan trọng với vận hành của động cơ. Bugi ô tô có truyền năng lượng từ ắc quy sang nhiên liệu trong xi lanh động cơ. Giúp phát sinh ra tia lửa điện để đốt cháy nhiên liệu.
Tuổi thọ thực tế của bugi phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và thói quen lái xe. Nhưng theo khuyến cao, xe sau khi chạy khoảng 50.000km cần phải thay bugi. Các dấu hiệu của bugi bị mòn bao gồm:
Đèn động cơ bất ổn
Đèn động cơ là cách nhận biết bugi hỏng đơn giản nhất. Bugi gặp vấn đề sẽ kích hoạt đèn báo sáng. Tuy nhiên, các chuyên gia ô tô cho rằng đèn báo sáng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Lái xe cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân, đồng thời ưu tiên việc kiểm tra bugi trước.
Máy không nổ hoặc khó khởi động xe.
Bụi bẩn, hơi nước đọng là những nguyên nhân giảm khả năng đánh lửa của bugi. Bugi sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn, khiến việc khởi động lâu hơn bình thường.
Hiệu suất hoạt động kém
Bugi mòn hoặc hỏng khiến xe không thể tăng tốc nhanh, máy nổ không đều hoặc bị giật. Chủ xe cần tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế bugi để không ảnh hưởng đến động cơ.
Màu sắc của bugi
- Bugi có màu vàng nâu là động cơ đang hoạt động bình thường.
- Bugi màu đen, nhớt kèm theo mùi khét. Nguyên nhân do dầu nhớt bị rò rỉ vào xi lanh, khiến bugi không thể đánh lửa.
- Bugi có màu trắng: Dấu hiệu bộ phận làm mát có vấn đề. Bugi sẽ mất nhiều thời gian hơn để đánh lửa.
Các bóng đèn
Hệ thống các bóng đèn là bộ phận ô tô tiếp theo nhanh bị hỏng nhất. Lái xe sử dụng hàng ngày với đèn phanh, đèn báo rẽ, đèn hậu và đèn pha,… Các bóng đèn giúp cảnh báo tình trạng động cơ, cảnh báo tín hiệu cho các xe khác.
Trong quá trình di chuyển, bóng đèn có thể cháy hỏng bất chợt nếu xảy ra va chạm. Ngoài ra, nguồn điện không ổn định cũng làm cho tuổi thọ của bóng đèn bị giảm. Bóng đèn bị hỏng sẽ gây ra ít nhiều sự nguy hiểm và phiền phức. Bạn có thể bị cảnh sát “hỏi thăm” nếu thiếu một trong các loại đèn khi tham gia giao thông.
La-zăng (mâm xe)
La-zăng ô tô là bộ phận nâng đỡ phần lớn trọng lượng của xe. Đây là bộ phận ô tô nhanh xuống cấp và nhanh bị hỏng nhất. Việc va chạm với xe khác, đi qua ổ gà hoặc bị cà vỉa là những nguyên nhân khiến la-zăng dễ hỏng. Quan sát la-zăng để đánh giá tình trạng và kịp thời bảo dưỡng:
Uốn cong, móp méo: Do đi qua ổ gà, đi sát lề đường, cà vỉa…
Xước: Do va phải kim loại, sỏi đá dăm trên đường hoặc lái xe trong tình trạng hết hơi.
Ăn mòn: Do hóa chất, ảnh hưởng từ phanh hoặc do người, động vật phóng uế.
Vết rỗ: Do tiếp xúc trực tiếp với sỏi đá dăm và các mảnh vỡ trên đường.
Giảm xóc ô tô – Bộ phận nhanh bị hỏng
Giảm xóc (phuộc) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống treo ô tô. Nó giúp hấp thụ và giảm các xung lực khi ô tô gặp phải ô gà hoặc các vật cản trên đường.
Giảm xóc ô tô gặp trục trặc thường có các dấu hiệu:
Giảm xóc kêu
Giảm xóc phát ra tiếng kêu lạ cho thấy dấu hiệu cần thay mới. Tiếng kêu phát ra do ống giảm xóc bị biến dạng, gỉ sét… cọ xát vào ống bọc, thân xi lanh.
Giảm xóc bị chảy dầu
Giảm xóc thường có một lớp dầu mỏng bám trên trục piston. Lớp dầu giúp bôi trơn, đảm bảo hoạt động trơn tru và ổn định. Giảm xóc bị chảy dầu có thể do phớt làm kín bị hở, ty thuỷ lực bị cong vênh, moay ơ bị mòn…
Lốp mòn không đều nhau
Giảm xóc gặp vấn đề, việc giảm xung lực bị ảnh hưởng khiến các lốp mòn khác nhau.
Xe bị nhún mạnh khi phanh
Xe bị nhún mạnh báo hiệu độ đàn hồi của giảm xóc bị ảnh hưởng. Điều này gây khó chịu cho người ngồi trên xe, ảnh hưởng tới việc vận hành của xe.
Ô tô sau một thời gian sử dụng không tránh khỏi hỏng hóc, hư mòn. Trên đây là những bộ phận ô tô nhanh bị hỏng nhất, ảnh hưởng lớn tới hiệu suất hoạt động. Nắm bắt được tình trạng hoạt động của các bộ phận này giúp bạn chủ động thay thế hơn. Giúp tăng tuổi thọ và hiệu suất làm việc cho chiếc xe. Đồng thời cho thấy bạn là một chủ xe biết cách chăm chút cho xế cưng của mình.
> Xem thêm: